Tác giả Chủ đề: Muốn sang thi bắc cầu kiều.  (Đã xem 14627 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Sunny_night

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.169
  • Thanked: 839 times
  • Thích 11
  • Giới tính: Nữ
Trả lời #4 vào: 18-04-2010 23:41:16
Cảm ơn Oliu đã đưa ra chủ đề rất hay với một câu ca dao có lẽ ai cũng thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ràng cặn kẽ. Cảm ơn bác HMHai đã \\\"dài dòng\\\" để cho mọi người có thêm hiểu biết. Bởi chỉ đơn giản như hai chữ \\\"cầu Kiều\\\" thôi đã có sự khác nhau trong cách giải thích. Thuở nhỏ đến sau này em vẫn nghe nhiều người nói \\\"Cầu\\\" và \\\"Kiều\\\" là một (vì Kiều trong tiếng Hán Việt có nghĩa là Cầu)
Nhân câu chuyện của bạn Hoacomay, mình nghĩ có lẽ đó không phải chỉ mình bạn gặp trong đời học trò. Ngày xưa, quan niệm dạy dỗ kể cả bố mẹ và thầy cô dành cho con cái, học trò vẫn luôn là \\\"Thương cho roi cho vọt\\\", nên dù là Thầy Hiệu trưởng thì cũng có thể có cách hành xử như thế, và rõ ràng nó đã để lại những dấu ấn ko đẹp in sâu trong tâm hồn trẻ thơ mà thầy sẽ không ngờ tới.
Bàn thêm một chút, tôi xin kể lại một câu chuyện. Ngày trước học cấp ba, sách GDCD lớp 11 có một phần giảng về các mối quan hệ đạo đức (Tình bạn, Tình yêu...), cô dạy GDCD lớp tôi đã bị cả lớp phản đối vì cách dạy ko giống ai và không phù hợp. Vì cô dạy thực tế quá, thực dụng quá (Ví dụ như khi dạy bài Tình yêu cô khẳng định tính đẳng cấp trong xh, cô nói \\\"Một người Giáo sư, bác sĩ sẽ không bao giờ có thể hạnh phúc nếu lấy một người buôn thúng bán bưng...). Đây là vấn đề mà nếu bàn rộng ra thì sẽ trở thành một bài luận dài. Và một cô bạn lớp tôi đã dũng cảm đứng dậy tranh luận với cô trong những giờ học đó, chỉ với một lý lẽ đơn giản rằng \\\"Có thể những gì cô nói sẽ đúng trong nhiều trường hợp, chúng em không phủ nhận tính thực tế đôi khi đến tàn nhẫn của cuộc sống. Nhưng cô là cô giáo dạy GDCD, lại dạy về phần đạo đức, chúng em là những học sinh mới 17 tuổi - cái tuổi mà dễ bị tác động nhất bởi những lời dạy dỗ của gia đình, nhà trường... Vậy thì đáng lẽ cô phải dạy cho chúng em những điều tốt đẹp nhất, còn thực tế cuộc đời sẽ dạy chúng em sau, có thể chúng em sẽ vấp ngã nhưng chúng em sẽ đứng dậy và bước tiếp. Em nghĩ xã hội vẫn luôn tồn tại những điều tốt đẹp\\\". Sau lần đó, cô bạn tôi bị triệu xuống Hội đồng nhà trường, và một lần nữa, cô dũng cảm lên tiếng, và đây chính là điều tôi rất tâm đắc, cô bạn tôi đã lập luận rằng \\\"Tục ngữ cha ông ta có câu \\\"Tôn sư trọng đạo\\\", chúng em biết, chúng em hiểu và chúng em luôn thực hiện điều đó, nhưng theo ý em, câu tục ngữ này còn có thể hiểu theo ý khác. Đó là Muốn được học trò tôn trọng thì thầy giáo phải trọng đạo cái đã (Nghĩa là tách ra thành TÔN / SƯ TRỌNG ĐẠO). Nếu thầy cô giáo không trọng đạo (đạo đức) thì đừng bắt học trò phải tôn sư!\\\". Một cách lý giải rất riêng và có lẽ ko phải là phổ biến và cũng không phải ý nghĩa chính của câu tục ngữ, nhưng với riêng tôi (và những bạn bè, kể cả thầy cô lúc đó) đều thừa nhận!
Và sau đó, khi sự việc được làm rõ, người cô giáo đõ cũng bị khiển trách và không dạy môn GDCD nữa (thực chất chuyên ngành là GV Sử nhưng trg thiếu GV nên cô mới dạy kiêm nhiệm GDCD)
Vài ý kiến góp vào cùng cả nhà. Chúc cả nhà vui vẻ! Thân!

“Thở vào thở ra
Là hoa tươi mát, là núi vững vàng,
Nước tĩnh lặng chiếu, không gian thênh thang...\"
 


Ngủ rồi oliu

Trả lời #3 vào: 17-04-2010 22:44:10
Hoacomay trả lời:

Tôi cũng đồng quan điểm với bác HMHai khi cho rằng, chữ \\\"sang\\\" là tính từ vì hợp logic với \\\"cầu kiều\\\". Còn \\\"sang\\\" là động từ thì không hợp, bởi vì muốn đi sang từ bờ này qua bờ kia đâu cần phải làm cầu kiều cho tốn tiền, làm bất cứ cầu gì cũng được miễn là qua được tới nơi.
Nói về công ơn của thầy cô thì ai cũng biết rất rõ cả. Và ngàn lần tôi cũng muốn nói: tri ân các thày cô đã dạy dỗ cho tôi nên người từ tri thức đến việc học làm người.
Hôm nay không phải là ngày 20/11, nên tôi muốn kể cho các bạn nghe về một câu chuyện mà tôi chính là đứa bé trong câu chuyện này:
....SG ngày...tháng...năm...
Mùa mưa ở SG thường vào khoảng tháng 5, khi ấy cây phượng vĩ ở trường tôi đã nở hoa đỏ ối. Ngày ấy lũ trẻ con thường lấy hoa phượng ép khô hình con bướm để tặng bạn bè hay chép lưu bút rồi dán vào cuốn sổ nho nhỏ ấy. Năm đó tôi học lớp 3 ở một trường tiểu học công lập khá nổi tiếng trên đường TBT, Q5.
Một buổi chiều, vừa tan học, lững thững đi bộ trong sân trường rộng lớn. Buổi sáng có mưa và gió to, nhiều cành phượng vĩ bị gẫy, rớt xuống đất. Tôi cầm một cành khá lớn và dài, chưa kịp làm gì, thì...Ông hiệu trưởng chạy xe máy ngang qua vẫy tôi lại. Một cảm giác rợn trong người chạy dọc xương sống tôi. Tôi bỏ cành cây và đi lại gần ông ấy. Chẳng nói chẳng rằng, bằng bàn tay phải của người đàn ông hộ pháp (nặng khoảng 80kg) ông giáng tôi một bạt tai. Phải nói là như trời giáng, tôi chúi nhủi qua một bên. Hai tay ôm mặt, mắt rưng rưng vì quá đau...Khi tôi định thần lại, nghe Ông gầm lên \\\"Mai tao kêu ba mầy lên, tao đuổi học mày...(nguyên văn tôi vẫn còn nhớ đến ngày hôm nay)...Trong tâm hồn non nớt của một đứa bé 8 tuổi, việc bị đuổi học là một điều kinh khủng. Lúc ấy tôi không còn có cảm giác đau mà tất cả chỉ còn một nỗi sợ hãi đến cùng cực: Bị đuổi học....
Thật may mắn cho tôi, lúc ấy cô chủ nhiệm của tôi vừa ra tới. Cô nhìn tôi và hiểu tất cả. Ông hiệu trưởng hỏi cô tôi tên là gì và nói sẽ đuổi học tôi. Cô xin ông hiệu trưởng tha cho tôi lần đầu, rằng thì là tôi là đứa học trò ngoan giỏi của lớp.......Tai tôi gần như bị ù đi....Cuối cùng chỉ nghe cô nói \\\"thôi con về đi\\\"...
Về nhà tôi chẳng dám kể chuyện này với ba mẹ hay anh chị em tôi, cố dấu luôn cả cái má bị hằn đỏ 5 ngón tay...(Ngày ấy, gia đình rất nghèo, đông con quá đến 9 người con, nên không ai để ý).
Những ngày sau đó, đi học là một nỗi sợ hãi đối với tôi. Cứ nơm nớp lo sợ không biết lúc nào bị kêu lên văn phòng hiệu trưởng...Cuối cùng mọi chuyện vẫn êm xuôi. Tôi không bị đuổi học.
Tôi vẫn thầm cám ơn cô chủ nhiệm năm lớp 3 ấy cho đến tận sau này. Không có cô, chắc tôi đã bị đuổi học rồi!...
Cái tát ấy vẫn còn theo đuổi tôi đến tận bây giờ. Tôi vẫn thường tự hỏi: sao ông ấy có thể hành xử như thế được với cương vị là một ông hiệu trưởng. Giá như...giá như... ông ấy giải thích với tôi một câu gì đó, khuyên tôi đừng chơi nghịch ...thì tôi sẽ kính trọng ông biết bao, còn đằng này thì...
Biết sao được, cái tát ấy tôi vẫn nhớ rõ và tôi không thể nào có suy nghĩ kính trọng ông được dù ông ấy là nhà giáo, hằng ngày vẫn rả rả giảng dạy những điều hay lẽ phải...
Hoacomay

 


Ngủ rồi oliu

Trả lời #2 vào: 17-04-2010 22:38:20
HMHai trả lời:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”
[/color]
Gia đình tôi hồi đó cùng nhiều người đi lên vùng kinh tế mới hẻo lánh xa xôi, xung quanh là rừng núi bạt ngàn. Người lớn có vẻ lo lắng trước tương lai bất định nhưng với bọn trẻ chúng tôi khung cảnh ấy thật giống thiên đường. Mỗi ngày buổi sáng đi học, chiều theo cha mẹ vào rẫy, khi rảnh rỗi thì xách ná vào rừng bắn chim hoặc vác cần câu ra suối. Rừng hồi đó chưa bị tàn phá nên rất đẹp và nên thơ. Có nhiều cảnh ngày nay chỉ còn thấy trên kênh Discovery hay Animal Planet. Cái cảm giác thú vị khi nhìn từng đàn vẹt đủ màu xanh đỏ bay sát trên đầu hay bắt gặp những con chồn thả mình lượn từ cây này sang cây khác... Loại chồn ấy nay đã có tên trong sách đỏ.
Trường học cấp hai của chúng tôi nằm kề ủy ban nhân dân xã được xây dựng bằng sự góp sức của phụ huynh học sinh: nộp vật liệu tre, gỗ và công lao động. Các thầy cô giáo đa số tuổi từ 21-25, thầy hiệu trưởng “già” nhất cũng chỉ mới ngoài 30 tuổi. Đôi khi nhớ lại thấy thương các thầy cô hồi đó vô cùng. Tuổi thanh xuân của các Người trôi qua lặng lẽ trong cảnh thiếu thốn mọi bề. Duy có điều này an ủi: hầu hết phụ huynh đều giữ tinh thần tôn sư trọng đạo, rất lễ phép với các thầy cô dù lớn tuổi hơn các thầy cô nhiều.

Tôi nhớ một lần hình như là chiều thứ sáu, tôi được lệnh về báo cho ba mẹ biết cuối tuần thầy cô sẽ ghé thăm. Nghe tin ba tôi quyết định chiều thứ bảy không ra đồng để ở nhà đón tiếp. Mẹ tôi giặt lại chiếc chiếu cũ để trải trên sập cho thầy cô ngồi. Ba tôi nói chuyện với thầy cô một tiếng là dạ hai tiếng là thưa. Tôi thì đứng xớ rớ ở góc bếp coi giữ cho ấm nước luôn nóng để pha trà thêm. Thỉnh thoảng nghe thầy nói với ba là tôi học giỏi mà thấy sướng J…

Câu ca dao trên rất nhiều người đã biết. Bây giờ nhân tiện bạn oliu hỏi tôi cũng muốn chia sẻ vài ý cho vui.

Nếu đọc rồi hiểu theo nghĩa của từng chữ thì sẽ có 2 cách hiểu khác nhau: sang là động từ và sang là tính từ. Lướt sơ trên mạng cũng thấy nhiều bài viết nêu ra hai cách hiểu đó bởi nhiều tác giả, có vị là giáo sư nữa. Đó là điểm đáng buồn vì cứ theo cái đà này mai mốt đọc ca dao chỉ toàn là đoán nghĩa thôi. Trong khi lẽ ra, dù có bao nhiêu cách hiểu đi nữa thì cũng phải chọn một vì tác giả không sáng tác ra để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Tất nhiên là chỉ có một cách hiểu đúng ý tác giả.

Những người hiểu “sang” là “đi qua” dựa vào hai cơ sở sau: thứ nhất, họ cho rằng qua sông ở đây giống như vượt qua một bến mê còn con người thì cần phải học mới sống tốt được; thứ hai, họ dựa vào hai câu trước của bài ca dao: “Bồng bồng mẹ bế con sang/ Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo/ Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”. Rõ ràng chữ sang trong câu thứ nhất có nghĩa là “đi qua” nên chữ sang trong câu thứ ba cũng phải như thế chứ không thể khác.

Nhưng sự thật thì không phải như thế.

Ngày xưa dưới thời phong kiến, “Sĩ Nông Công Thương” là 4 giai cấp trong xã hội trong đó Sĩ là cao quý nhất. Cái học được coi trọng vì người học giỏi thường ra làm quan. Cái “sang” đi theo sự đỗ đạt một cách hiển nhiên nên mới có “vinh qui bái tổ” hay “ngựa anh đi trước, kiệu nàng theo sau”.

Muốn con hay chữ tức là muốn cao sang quyền quý chứ không phải là chỉ muốn sang sông.

Bây giờ nói tới chữ nghĩa. Cần phải giải quyết hai câu hỏi: 1. cầu kiều là gì? Và 2. Hai câu đầu trong bài ca dao trên có vai trò như thế nào?
   1. Cầu kiều là loại cầu cong, cao vút lên, được xây để nối từ bờ đi ra nhà thủy tạ trên mặt hồ trong cung vua hay phủ của quan. Nếu xây cầu ngang thì không sang trọng bằng cầu kiều. Chữ “kiều” ở đây có nghĩa là cao và cong như cái yên ngựa.
   2. Hai câu đầu là một sự lắp ghép của người đời sau chứ không phải là bản gốc. Rất tiếc vị tác giả thứ hai này lại ghép thô thiển quá nên đã không chỉ làm hư chữ “sang” mà còn đưa ý lạc đề nữa. Chuyện đò dọc đò ngang bị quan cấm ở đây thật vô nghĩa. Ý chính của câu ca dao là “trọng Thầy mới được làm Thầy” chứ không phải là tinh thần vượt khó hay phản ánh xã hội. Chúng ta nên mạnh dạn cắt bỏ phần lắp ghép của người đời sau đi. Đặc biệt ca dao với đăc điểm tác giả khuyết danh, là mảnh đất dễ dàng cho các “tay chơi” mặc sức sửa thơ và gán ghép.
Một ví dụ chuyện cũ: bài ca dao lọt từ Bắc vào Huế cũng đã đánh lừa nhiều người bởi tính bác học của nó mà nếu không mạnh dạn bạn cũng khó tránh khỏi bị lung lạc:

Bài gốc:

      Gió đưa cành trúc la đà
      Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
      Mịt mờ khói tỏa ngàn sương
      Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Bài “chế”:
      Gió đưa cành trúc la đà
      Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
      Thuyền về xuôi mái sông Hương
      Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay.

Dài dòng kể lể như thế vì yêu câu ca dao, yêu thơ lục bát rất riêng của tiếng Việt và yêu mọi người trong Diễn Đàn. Thân chúc hết thảy các bạn cùng ý kiến hay ngược ý kiến đều được vui vẻ.

Thanks,
HMHai

 


Ngủ rồi oliu

Trả lời #1 vào: 17-04-2010 22:32:52
\\\" Học, học nữa, học mãi\\\" vậy mà chẳng đi tới đâu hay là mình chưa \\\"yêu thầy\\\" đủ.
Nhớ lại câu ca dao nghe lõm được:
\\\" Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy\\\"

Ủa, mà câu này đâu phải dành cho mình đâu ta! Dành cho phụ huynh mình mà.
Nhưng mà mình thắc mắc ghê nha. Chẳng biết \\\"sang\\\" đây là sang trọng hay có nghĩa là bước sang nữa!
Bởi vậy học hoài mà cứ chẳng hiểu là vậy. Đúng là yêu thầy chưa đủ rồi.
Có bạn nào chỉ giúp mình với. \\\"Học thầy không tày học bạn\\\" mà.