Tác giả Chủ đề: Tình yêu có từ bao giờ?  (Đã xem 6639 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi hk2007

Trả lời #2 vào: 23-07-2010 09:51:38
Tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều người, nhiều giới. Trong số đó, nhạc sĩ là những người thường hay gửi tình cảm của mình vào các ca khúc. Những tình cảm đó cứ miên man từ hạnh phúc đến...\\\"hạnh phúc lang thang\\\", có khi là muộn màng, rồi những nỗi nhớ, những sợi thương...

Một trong những ca khúc tả lại cảnh người con trai chờ người yêu đến nơi hẹn hò trong một buổi chiều mưa thật tình tứ, lãng mạn. Nếu tình yêu là mong đợi thì \\\"Đợi một giây nghe bằng thế kỷ sầu\\\" có lạ lắm không?

Nếu ai đã từng yêu, đang yêu ắt hẳn đã trải qua cảm giác này. Tớ tin là như vậy.

Chúng ta cùng nghe lại trọn vẹn bài hát \\\"Chuyện hẹn hò\\\" của nhạc sĩ tài hoa Trần Thiện Thanh để hiểu nỗi lòng người đang yêu nhé.

Hẹn chiều nay mà sao không thấy em
Gió hiu hiu, lòng bỗng nghe lạnh thêm
Chiều mù sương hay mù khói thuốc anh?
Em không lại anh nhủ lòng sao đây?

Em cứ hẹn chiều mai rồi lại không thấy em
Áo ai xanh hờ hững đi vào đêm
Đợi một giây nghe bằng thế kỷ sầu
Em mới yêu lần đầu, anh đã yêu lần sau.

Chắc tại chiều hôm nay không còn nắng
Để thêm hồng đôi má thắm giai nhân
Chắc tại mưa nơi vùng xa tít đó
Sợ mưa lạc đường làm ướt áo em anh.
Hay tại ngày hôm kia em gần khóc
Anh vụng về quên lau mắt thu mưa
Thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để anh buồn như anh chàng làm thơ.

Em có hay trời buồn trời chuyển mưa đó không?
Biết yêu em là biết nghe chờ mong
Chuyện tình yêu muôn ngàn kiếp tới nay
Nàng cứ quên hẹn hoài, chàng cứ quen chờ ai

[/color]
[video]http://www.youtube.com/watch?v=D4GS2oHAUDY[/video]

Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc.
HK2007.

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #1 vào: 21-07-2010 11:31:14

Tình yêu có từ ngày xửa… ngày xưa!

Người viết về đề tài này thường chịu ảnh hưởng nhiều từ kinh nghiệm của chính bản thân cũng như tính thời đại, nên thường nghĩ rằng yêu là chuyện của thời hiện đại, của giới trẻ, nghĩa là thời ông bà xa xưa chưa thực sự có tình yêu.

Luận điểm này còn được hỗ trợ thêm bởi vài thực tế lịch sử. Ngày xưa lễ giáo phong kiến quá khắt khe đã hạn chế tình cảm nam nữ. Văn chương lại chỉ đề cao thi phú mà coi thường truyện tình. Họ gọi truyện là “tiểu thuyết”, tức những sản phẩm nhỏ nhặt, không đáng gọi là văn chương.

Sang đầu thế kỷ 20, cuộc chiến giữa phong trào Thơ Mới và Thơ Cũ đánh dấu một bước phát triển lớn trong văn học Việt Nam. Kết quả là một chiến thắng dành cho Thơ Mới. Từ đó, thơ chứa đựng ân tình lên ngôi. Những thiếu nữ có học lúc bấy giờ chìm trong một khung cảnh mới của tình yêu. Họ mơ mộng nhiều hơn, vui sướng và đau khổ cũng nhiều hơn. Nhiều người thuộc lòng những bài thơ “Hai sắc hoa Ti gôn”, “Màu thời gian” hay “Màu tím hoa sim”… Liệu có phải tình yêu nam nữ chính thức bắt đầu từ lúc này không?

Lần giở những văn bản cũ thì thấy câu trả lời không phải như vậy.

Nếu yêu là nhớ

Ai nhớ người yêu bằng vua Tự Đức? Khi người thiếp mất, nhà vua vô cùng buồn rầu vì không thể gặp nàng được nữa. Vua nhớ hình bóng nàng ngồi trước gương, thấy phòng còn phảng phất mùi hương. Nhà vua viết hai câu thơ:
             
“Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi”


Thơ tình ngày nay cũng chỉ mong viết được như thế.

Nếu yêu là mong là đợi


Một bài hát gần đây có câu: “Giận hờn hai hôm dài như một tháng” là để diễn tả nỗi nhớ nhung.

Ngày trước Kim Trọng nhớ người yêu như thế nào? Ta thử đọc kỹ đoạn sau
         
Chàng Kim từ lại thư song,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Một ngày dài bằng ba năm chứ một tháng đã ăn thua gì!

Nhưng câu “ba thu dồn lại một ngày dài ghê” không phải của Nguyễn Du. Ông mượn ý một câu thơ cổ trong Kinh Thi, tập văn học được Khổng Tử san định từ hơn ba trăm bài thơ lưu truyền trong dân gian trước đó, những bài thơ đã được làm cách đây gần 3.000 năm.

      “Nhất nhật bất kiến, như tam thu hề”
      (Một ngày không gặp, tưởng chừng ba năm)


Cùng thời với Khổng Tử, Phật Tổ Như Lai đã thuyết giảng cho mọi người biết về cái khổ ở đời và cách diệt khổ. Tứ diệu đế- một chương tuyệt tác trong kinh Phật- đã nêu một trong những cái khổ ấy là “Ái biệt ly khổ”, có gì đau khổ cho bằng xa người mình yêu.

Phương Đông như thế, phương Tây cũng không khác. Đọc Kinh Thánh Cựu Ước, thiên Nhã Ca ta gặp rải rác nhiều vần thơ rất tình tứ, những lời được nói từ hơn 5.000 năm trước:
      
           “Anh như con chim bay trên bầu trời
      Anh như con nai nhảy trên sườn đồi…
      Hãy đến đây in dấu lên trái tim em
      Hãy đến đây in dấu lên cánh tay em
      Vì anh là duy nhất…”

Tóm lại, tình yêu có từ lâu lắm rồi, có từ khi con người biết đọc biết viết, mà cũng có thể là từ khi con người bắt đầu biết nói.

Đề tài cũ như thế mà lặp lại mãi vẫn không làm ai thấy chán, chẳng đặc biệt sao?

Chúc cả nhà vui.

Banron