Tác giả Chủ đề: Bài giảng cuối cùng  (Đã xem 4216 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Theanh

Trả lời #2 vào: 12-09-2010 18:52:45
Nói sự thật

Nếu tôi chỉ được có ba từ để khuyên thì chúng sẽ là “nói sự thật”. Nếu được thêm ba từ nữa tôi sẽ bổ sung “trong mọi lúc”.
Trung thực không chỉ đúng về đạo đức mà còn mang lại hiệu quả. Trong một nền văn hóa mà ai cũng nói sự thật thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian phí phạm dành cho việc kiểm chứng. Khi dạy ở Đại học Virginia, tôi đã thích áp dụng điều lệ về danh dự. Khi một sinh viên bị ốm và cần phải thi lại, tôi không cần phải ra một đề mới. Người sinh viên chỉ cần cam kết là chưa trao đổi với bất kỳ ai về bài thi là tôi để anh ta thi đúng bài thi cũ.
Người ta nói dối vì rất nhiều nguyên nhân, thông thường vì đó là cách để đạt được điều họ mong muốn với ít công sức hơn. Nhưng cũng giống như nhiều chiến lược ngắn hạn, nó không hiệu quả về dài hạn. Sau này bạn sẽ gặp lại mọi người và họ nhớ là bạn đã nói dối họ. Và họ sẽ nói với rất nhiều người khác về việc ấy. Đó là điều làm tôi ngạc nhiên về việc nói dối. Hầu hết những người nói dối đều nghĩ họ sẽ thoát được lời nói dối... nhưng thực chất họ không thoát nổi.
[/color]

Lọ đựng muối giá 100.000 USD
[/b]
Khi tôi 12 và chị tôi 14 tuổi, gia đình tôi tới thăm Disney World ở Orlando. Cha mẹ thấy chúng tôi đã đủ lớn để có thể tự đi chơi quanh công viên mà không cần phải có sự giám sát.

Bảng tưởng niệm Randy Pausch đặt tại thế giới Walt Disney có trích dẫn lời của ông:  “Be good at something; It makes you valuable... Have something to bring to the table, because that will make you more welcome”. (Tạm dịch:  “Hãy giỏi việc gì đó, điều đó sẽ giúp bạn thêm giá trị... Hãy mang gì đó tới bàn tiệc, điều đó giúp bạn được chào đón...)

Hãy nghĩ về sự vui sướng đó. Chúng tôi đang ở nơi huyền diệu nhất có thể tưởng tượng được ở trên đời và lại được tự do khám phá. Chúng tôi rất biết ơn cha mẹ đã đưa chúng tôi tới đây, và cũng để chứng tỏ mình đã đủ khôn lớn, chúng tôi quyết định lấy tiền tiêu vặt của mình mua tặng cha mẹ một món quà cảm ơn.

Câu chuyện về sự tử tế
Chúng tôi vào một cửa hàng và tìm thấy món quà hoàn hảo: một bộ đồ đựng muối và hạt tiêu bằng sứ có hai chú gấu vắt vẻo trên cây, mỗi chú cầm một chiếc lọ. Chúng tôi trả 10 USD cho món quà, ra khỏi cửa hàng và rảo bước dọc Main Street để tìm kiếm điểm chơi kế tiếp.

Tôi cầm món quà, và trong một khoảnh khắc khủng khiếp, nó trượt khỏi tay tôi, rơi xuống đất vỡ tan. Chị tôi và tôi, cả hai đều đứng khóc.

Một người lớn tuổi lúc đó chứng kiến những gì vừa xảy ra, bà tới chỗ chúng tôi. “Hãy mang nó lại cửa hàng - bà nói - Cô chắc chắn họ sẽ đưa cho các cháu một bộ mới”.

“Cháu không thể làm như vậy - tôi nói - Đó là lỗi của cháu. Cháu đã đánh rơi nó. Vậy thì làm sao cửa hàng lại phải đưa cho chúng cháu một bộ mới?”.

“Cứ thử xem - bà nói - Cháu đâu biết được”.

Vậy là chúng tôi quay lại cửa hàng... và chúng tôi đã không nói dối. Chúng tôi giải thích những gì vừa xảy ra. Mấy nhân viên bán hàng lắng nghe câu chuyện, mỉm cười với chúng tôi và bảo chúng tôi có thể có một bộ lọ đựng muối và hạt tiêu mới. Họ còn nói đó là lỗi của họ vì đã không gói món quà cẩn thận!

Thông điệp của họ là: “Việc đóng gói của chúng tôi đáng lẽ phải đủ an toàn để bảo vệ món quà khi nó bị rơi do sự quá phấn khích của một cậu bé 12 tuổi”.

Tôi thật bất ngờ. Không chỉ biết ơn mà còn không tin nổi. Chị em tôi rời cửa hàng, hoàn toàn choáng váng.

Trái tim của doanh nghiệp?
Khi cha mẹ chúng tôi biết chuyện, ông bà đã thật sự thêm phần ngưỡng mộ Disney World. Sự thật là quyết định phục vụ khách hàng với lọ đựng muối và hạt tiêu 10 USD đã giúp Disney thu thêm hơn 100.000 USD.

Hãy để tôi giải thích.

Nhiều năm sau đó, với tư cách là một cố vấn viên cho Disney Imagineering, thỉnh thoảng có dịp trao đổi với những người lãnh đạo cao cấp của Disney, tôi thường nhắc lại câu chuyện về lọ đựng muối và hạt tiêu.

Tôi đã giải thích về việc những nhân viên ở cửa hàng đồ lưu niệm đã làm chị em tôi cảm nhận tốt đẹp về Disney như thế nào, và điều đó đã khiến sự đánh giá về Disney của cha mẹ chúng tôi nâng lên một tầm cao mới.

Cha mẹ tôi đã biến những chuyến đi thăm Disney thành một phần mật thiết trong công việc thiện nguyện của họ. Ông bà đã dùng một chiếc xe buýt 22 chỗ thường xuyên chở học sinh từ Maryland tới thăm Disney. Hơn 20 năm liền, cha tôi đã mua vé cho hàng chục trẻ em tới thăm Disney World. Tôi đã tham gia hầu hết các chuyến đi đó.

Tóm lại, từ ngày ấy gia đình chúng tôi đã chi hơn 100.000 USD tại Disney World để mua vé vào cửa, thức ăn, quà lưu niệm cho chính chúng tôi và những người khác.

Khi kể câu chuyện này cho những người lãnh đạo Disney, tôi luôn kết thúc bằng câu hỏi: “Nếu hôm nay tôi gửi một cậu bé tới một trong những cửa hàng của ông với một bộ lọ đựng muối và hạt tiêu bị vỡ, thì chính sách công ty có cho phép các nhân viên đủ tử tế để đưa cho cậu bé một bộ mới?”.

Những nhà lãnh đạo tỏ ra lúng túng với câu hỏi này. Họ biết câu trả lời: có lẽ là không.

Bởi vì không đâu trong hệ thống kế toán của họ có khả năng tính một bộ lọ đựng muối và hạt tiêu 10 USD có thể mang lại nguồn thu 100.000 USD như thế nào. Và do vậy, dễ thấy một cậu bé hôm nay sẽ không có nhiều may mắn, sẽ bị mời ra khỏi cửa hàng với hai bàn tay không.
Thông điệp của tôi là: có nhiều hơn một cách để đo lợi nhuận và thua lỗ. Ở mọi mức độ, các doanh nghiệp có thể và cần phải có một trái tim.

Mẹ tôi vẫn còn giữ lọ đựng muối và hạt tiêu 100.000 USD này. Cái ngày những nhân viên ở Disney World cho đổi lại nó là một ngày tuyệt vời đối với chúng tôi và cũng là một ngày không tồi đối với Disney!
RANDY PAUSCH - VŨ MẪN (dịch)
Nguồn: Tuổi Trẻ

 


Ngủ rồi Theanh

Trả lời #1 vào: 12-09-2010 18:42:10
Gửi cả nhà bài viết này nhân dịp cuối tuần. Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc!
Các bạn có thể xem hết loạt bài này ở link sau:

[/color]
***
[/size]
Không phải mọi thứ đều cần sửa chữa
[/color]
Một ngày ấm áp hồi mới cưới, tôi tản bộ tới Carnegie Mellon, còn Jai ở nhà.

Chiếc minivan ở trong gara, còn chiếc Volkswagen mui trần của tôi ở trên lối vào. Jai lái chiếc minivan ra mà không thấy chiếc xe kia đậu trên đường. Kết quả: tiếng kêu răng rắc đến liền sau đó, boom, bam!

Cuối bữa ăn tối, Jai nói: “Randy, em có điều cần nói với anh. Em đã đâm xe vào chiếc xe kia”.

Cô bảo chiếc xe mui trần bị hỏng nặng nhất, nhưng cả hai vẫn chạy tốt. “Anh có muốn ra gara xem chúng?” - cô hỏi.

“Không - tôi nói - Đợi ăn tối xong đã”.

Cô ngạc nhiên. Tôi không giận, cũng chẳng mấy bận tâm. Ngay sau đó cô đã hiểu phản ứng rất chừng mực của tôi bắt nguồn từ cách tôi đã được dạy dỗ.

Sau bữa tối chúng tôi ra xem xe. Tôi chỉ nhún vai và có thể thấy với Jai, một ngày đầy lo âu đã tan biến. “Sáng mai  - cô hứa - em sẽ hỏi xem ước tính sửa hết bao nhiêu”.

Tôi nói với cô là không cần thiết. Những chỗ hỏng vẫn chấp nhận được. Cha mẹ tôi đã dạy ôtô là để đưa mình từ điểm A tới điểm B. Chúng là những vật dụng, không phải là thứ thể hiện địa vị xã hội. Vì vậy tôi nói với Jai là không cần phải tu sửa lại. Chúng tôi vẫn có thể dùng xe với các vết trầy xước và móp méo.

Jai hơi sửng sốt. “Có thật chúng mình cứ lái khắp nơi với chiếc xe vừa bẹp vừa trầy xước?” - cô hỏi.

“Đúng. Jai, em không cần sửa những thứ khi chúng vẫn còn làm được cái việc chúng phải làm”.

Điều đó có thể hơi giễu cợt. Nhưng nếu thùng rác hoặc xe cút kít của bạn bị một vết trầy, chắc bạn sẽ không mua cái mới. Có thể bởi vì chúng ta không dùng thùng rác hoặc xe cút kít để truyền đạt địa vị xã hội của chúng ta hoặc để phân biệt chúng ta với những người khác. Với Jai và tôi, những chiếc xe sứt sẹo đã trở thành một tuyên ngôn trong cuộc hôn nhân của chúng tôi. Không phải mọi thứ đều cần sửa chữa.

Giáo sư RANDY PAUSCH - VŨ DUY MẪN (dịch)

Nguồn: Tuổi trẻ