Tác giả Chủ đề: Tác dụng của lá và rễ Đinh lăng  (Đã xem 4049 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi thanhha78

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 16
  • Thích 0
Trả lời #4 vào: 16-03-2013 20:33:08
Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp xum xuê và quanh năm xanh tốt. Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên còn gọi là cây gỏi cá.
Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L...) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên) nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.
Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.
Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.
Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.
Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.
BS. Vũ Nguyên Khiết

 


Ngủ rồi thanhha78

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 16
  • Thích 0
Trả lời #3 vào: 16-03-2013 20:30:53
Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng
Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở \\\"phích\\\"). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
Chữa tắc tia sữa
Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng
Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Ho suyễn lâu năm
Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Phong thấp, thấp khớp
Rễ đinh lăng 12g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 08g; Vỏ quít, quế chi 04g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống).
Đổ 600ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng
Chữa tắc tia sữa bằng đinh lăng
Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau ăn được ưa thích đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Đinh lăng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Dưới đây là một số bài thuốc có thể tự làm để chữa bệnh từ đinh lăng.
Bồi bổ cho sản phụ: Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150 - 200g, nấu sôi khoảng 200 ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở \\\"phích\\\"). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 - 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
Chữa tắc tia sữa: Phụ nữ đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Lương y Phó Hữu Đức
Bee.net.vn
.Các bài thuốc từ cây Đinh lăng 2
- Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: lá Đinh lăng khô 10gr sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.
- Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức chân tay, phong thấp: 20-30gr thân cành sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp chung với Lá lốt, Cúc tần, Bưởi bung, rễ Mắc cở, mỗi loại 10gr, sắc trong 600ml, cô còn khoảng 300ml uống 2-3 lần trong ngày, uống vài lần là bớt đau. Hoặc bài thuốc gồm rễ Đinh lăng 12g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8gr, Vỏ quít, Quế chi 4gr, cho vào 600ml nước sắc còn 250ml, khi sắp nhắc khỏi bếp thì hãy cho vị Quế chi vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
- Phụ nữ tắc tia sữa: Rễ Đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. Nếu không có rễ, có thể lấy lá tươi băm nhỏ, thêm 1 bong bóng heo, một ít gạo nếp ngon nấu nhừ thành cháo sau đó cho lá Đinh lăng vào khi nào lá chín mềm, nêm tí muối cho vừa thì múc ra ăn mỗi ngày 2-3 lần, giúp sữa tiết ra nhiều hơn.
- Ho suyễn lâu năm: lấy rễ Đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, Tang bạch bì, Nghệ vàng, Tần dày lá tất cả đều 8gr, Xương bồ 6gr, Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
- Bồi bổ và thanh lọc cơ thể: Lá Đinh lăng tươi từ 150-200gr, nấu sôi với khoảng 1000ml nước. Sau khi sôi khoảng 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, có thể đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lấy nước thứ hai. Uống trong ngày thay nước. Cách dùng này thuận tiện vì lá tươi thu hái quanh năm, còn rễ thì sau nhiều năm mới thu hoạch được, nên có thể dùng lá thay rễ cũng đảm bảo được tác dụng tốt cho cơ thể.:
Dạng dùng và cách dùng:
- Dạng rượu để bồi bổ cơ thể: Rễ Đinh lăng khô khoảng 100-150gr tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu ngon có độ cồn từ 35-400 trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Có thể pha thêm một ít mật ong, hoặc bột phấn hoa khi uống rất tốt cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút. Khi ngâm rượu còn có thể phối hợp chung các vị thuốc bổ khí huyết như Bạch truật, Bạch thược, Thục địa, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, các vị thuốc bổ thận như Đỗ trọng, Câu kỷ, sẽ giúp khí huyết lưu thông, ăn ngon, ngủ yên, tăng cường sinh lực.
- Dạng thuốc bột và thuốc viên: Rễ Đinh lăng đã tẩm mật sao vàng (150gr) tán nhỏ, rây mịn, bảo quản trong lọ kín, ngày uống 0,5 đến 1gr với nước ấm. Hoặc trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25-0,50gr. Ngày uống 2-4 viên chia làm 2 lần, trước bữa ăn độ 30 phút.
- Dạng thuốc hãm hoặc thuốc sắc: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm thái nhỏ, đóng trong lọ kín để dành, mỗi ngày 10-15gr cho vào bình hãm với nước sôi như hãm trà, uống nhiều lần trong ngày.

 


Ngủ rồi thanhha78

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 16
  • Thích 0
Trả lời #2 vào: 16-03-2013 20:28:17
Từ lâu, cây Đinh lăng lá nhỏ được người dân trồng phổ biến để làm cảnh, làm rau ăn kèm và làm thuốc.
Do có những tính chất như nhân sâm nhưng lại là loại cây dễ trồng, dễ tìm, người dân có thể dễ dàng có được và sử dụng nên Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây Đinh lăng là “cây Sâm của người nghèo”. Xin giới thiệu những bài thuốc từ cây Đinh lăng do bác sĩ chuyên khoa I Lương Tấn Thông (Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Bình Dương) cung cấp.
Thân cây Đinh lăng sần sùi nhanh lớn, lá quăn răng cưa mọc thành chùm xẻ lông chim rất đẹp. Hoa Đinh lăng tinh khiết, giản dị nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 7. Đinh Lăng là loại cây thảo tái sinh, dễ trồng, dễ uốn tỉa, thường trồng nơi đất ráo thoáng, màu xốp, đào hố to và sâu hạ cây trồng cho nảy nhiều gốc to. Cây Đinh lăng được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh và làm thuốc. Lá Đinh lăng hương thơm nhẹ, vị đậm hơi đắng, bùi, tính mát. Do tính chất này nên dân gian thường dùng làm rau gia vị. Lá Đinh lăng thường ăn kèm với lá mơ tam thể, rau diếp cá trong các món nem chua, tái dê, gỏi cá (nên còn gọi là cây gỏi cá). Từ đầu thập niên 60 thế kỉ trước, người ta đã biết tác dụng của cây Đinh lăng, tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L) họ ngũ gia bì (Araliaceae).
Tính chất và tác dụng: Rễ Đinh lăng vị ngọt có tác dụng bởi bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng tuyến sữa, tiêu thực, tiêu viêm, tiêu sưng, tăng lực, tăng sức khỏe dẻo dai, hồi phục cơ thể sau suy kiệt, ăn ngủ tốt.
Củ cây Đinh lăng (sâm ta) giữ tươi được lâu năm.
Cách dùng: Rễ Đinh lăng làm sạch tẩm nước gừng, sấy khô, sau đó tẩm mật sao, thường dùng sao vàng tán bột hoặc ngâm rượu uống bồi bổ sức khỏe, trị suy nhược cơ thể, mất ngủ hay quên, người mỏi mệt, không thích hoạt động. Rễ hoặc lá Đinh lăng sắc cho phụ nữ sau sinh hoặc có thể thái lá tươi nấu canh, nấu cháo ăn tác dụng bồi bổ tăng sữa.
Liều dùng: Ngày 8 đến 12 gam rễ khô.
Bài thuốc chữa mệt mỏi, biếng hoạt động (Theo chuyên đề hướng dẫn và sử dụng thuốc Nam của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương): Dùng rễ Đinh lăng thái mỏng, phơi khô 0,50 gam, thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc thông tia sữa, vú bị căng: Dùng rễ Đinh lăng 30 - 40 gam thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Một số kinh nghiệm sử dụng Đinh lăng:
1. Chữa nhiệt độc, lở ngứa, mụn nhọt: Dùng lá Đinh lăng 40 - 60 gam sắc uống.
2. Chữa đau đầu: thân lá Đinh lăng và Bạch chỉ sắc uống hằng ngày.
3. Lá Đinh lăng tươi giã đắp chín mé sưng, đau.
4. Chữa phong thấp đau, nhức mỏi: Cây Đinh lăng (cả lá thân rễ), cây lá lốt, ké đầu ngựa lượng bằng nhau 30-40 gam dạng thuốc sắc uống

 


Ngủ rồi thanhha78

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 16
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 16-03-2013 20:26:41
Đinh lăng, Cây gỏi cá - Polyscias fruticosa (L,) Harms (Tieghempanax fruticosus R Vig.), thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5-2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống. Cụm hoa chuỳ ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Quả hình trứng, dẹt, màu trắng bạc. Cây ra hoa tháng 4-7.

 

Tính vị, tác dụng: Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình; lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm. Đinh lăng là thuốc tăng lực. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đối với người, Đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm cho cơ thể chịu được nóng. Người bệnh bị suy mòn uống Đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Nó cũng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đinh lăng ít độc hơn cả nhân sâm và khác với Nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt.
Rễ đinh lăng được thu hái ở những cây đã có từ 4 - 5 tuổi trở lên. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để giữ mùi thơm.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị liệu các bệnh chứng trong đó có đinh lăng.

Cách dùng: Thường sử dụng ở dạng bột, ngày dùng 2g trở lên. Cũng có thể thái miếng phơi khô, ngày dùng 1-6g dạng thuốc sắc. Từ năm 1976, Học viện quân y phối hợp với Xí nghiệp dược phẩm 1 Bộ Y tế đã sản xuất viên Đinh lăng 0,15g với công dụng chữa suy mòn, sút cân, kém ăn kém ngủ, lao động mệt mỏi, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên.

Phụ nữ sau khi sinh uống nước sắc lá Đinh lăng khô, thấy cơ thể nhẹ nhõm, khoẻ mạnh có nhiều sữa. Lá tươi 50-100g băm nhỏ cùng với bong bóng lợn trộn với gạo nếp nấu cháo ăn cũng lợi sữa. ỞCampuchia, người ta còn dùng lá phối hợp với các loại thuốc khác làm bột hạ nhiệt và cũng dùng như thuốc giảm đau. Lá dùng xông làm ra mồ hôi và chứng chóng mặt. Dùng tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh và thấp khớp và các vết thương. Lá nhai nuốt nước với một chút phèn trị hóc xương cá. Vỏ cây nghiền thành bột làm thuốc uống hạ nhiệt.

Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm để đề phòng bệnh kinh giật. Thân cành đinh lăng sắc uống chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây.

* Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.

* Bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể): Chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ đinh lăng khô thái lát 150g, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 - 40 độ, trong 7 - 10 ngày liền (hằng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5 - 10ml.

* Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

* Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30 - 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 - 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2 - 3 ngày.

 (Theo Bee)