Tác giả Chủ đề: Phú Mỹ, Phú Vang - Ông Tô Đàn - Dưỡng Mong.  (Đã xem 3820 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi giangcoinamtruoc

  • Tồn tại hay không tồn tại!
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 905
  • Thanked: 31 times
  • Thích 0
Trả lời #3 vào: 25-09-2011 06:21:14
Trưa thứ sáu 23/9/2011 giangcoi, slim, caodung và lacquan đã cùng nhau đi thăm lại truờng hợp này.
Rất mừng khi thăm lại gia đình cụ.Hai ông bà đã chuyển về ở cùng gia đình con trai nên cuộc sống bây giờ rất ổn định và có ngưòi chăm sóc
Bà có đuợc chính quyền hỗ trợ thêm 1 tháng là:180.000đ tiền ngưòi tàn tật.
Ông vẫn đi bán mỳ dạo hàng ngày đuợc khoảng 20.000đ đến 30.000đ phụ thêm chi tiêu cho gia đình.
Anh con trai làm thợ nề 1 ngày khoảng 100.000đ và con dâu chằm nón khoảng 30.000đ/ 1 ngày.
Cuộc sống hai ông bà đã tốt lên rất nhiều Nên cả nhà có thể yên tâm.
Cuối tuần chúc cả nhà vui vẻ!

 


Ngủ rồi slim

  • Tích Cực
  • **
  • Bài viết: 185
  • Thích 0
Trả lời #2 vào: 22-09-2011 12:33:06
Slim xin mạn phép kéo topic này lên lại, vì trường hợp này đã lâu nhưng chưa có dịp đi được
@ anh em XM Huế: cuối tuần này đi thăm Cụ Huần thì ghé qua trường hợp này luôn nhé, vì cũng khá gần nhau, xin cảm ơn!

 


Ngủ rồi ThaiDzuy

  • BAN QUẢN TRỊ
  • Người Tôi Cưu Mang
  • *****
  • Bài viết: 3.931
  • Thanked: 3715 times
  • Thích 15
  • Giới tính: Nam
Trả lời #1 vào: 06-02-2010 22:44:24
Ngày 3/1/2008, từ nguồn Dân Trí, thaidzuy đăng tin về gia đình cụ Tô Đàn 71 tuổi, bán hàng rong nuôi vợ mù.
Ngoài bị dị tật bẩm sinh, ông Đàn còn bị căn bệnh viêm phế quản hành hạ khi trái trời trở gió. Nhà nghèo, bà Nguyễn Thị Xu (vợ ông) ốm không có tiền chạy chữa đã mù 9 năm nay, hàng ngày cháu dắt đi vài vòng quanh nhà chống liệt.
 
Ba con gái của ông bà, một người bệnh đã mất, hai người nữa cũng đều hay ốm đau; lấy chồng xa và nhà cũng nghèo ít giúp được.
 
Người con trai duy nhất là anh Tô Văn Cân cũng ốm như ông, làm nghề thợ hồ chỉ lo được cho gia đình. Dù đã rất cố gắng nhưng vợ chồng anh cũng chỉ giúp bố mẹ xây được gian nhà nhỏ bằng gạch vồ, chưa kịp trát tường để tránh cảnh mưa nắng mà thôi.


“Già yếu rồi, hàng ngày tôi tựa vào xe bánh mì mà đi bán thôi. Dừng lại thì lấy gì mà ăn hở chú, khi mô không đi được nữa thì mới dừng. Mong ước à, chỉ mong không phải bươn chải sớm hôm, mưa gió mà vẫn có cái ăn là tốt lắm rồi” - ông Đàn tâm sự.


 
Ông Tô Đàn, Xóm Chùa, thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế.

Ngày 25/1/2008 thành viên Muathu nhờ 2 người bạn cùng lúc và nguồn tin nhận được là giống nhau. Hoàn cảnh gia đình ông Tô Đàn giống như trong báo viết . Vợ chồng họ còn có một anh con trai và dâu, nhưng sống riêng và rất phá phách. Đúng như c Linh Thục nói, xã Phú Mỹ đi về hướng Thuận An chứ không phải về hướng Đà Nẵng như trong trí nhớ mơ hồ của muathu khi còn học ở Huế. Từ thành phố về đó hơn 10km. Đây là số điện thoại của nhà ông Sinh trưởng thôn: 054.859240.

Ngày 1/2/2008 pdung đã tới nhà cụ Tô Đàn nhưng không có cụ ông ở nhà chỉ có cụ bà . Cụ ông đi bán cách ngày mới về nhà 1 lần đưa tiền cho con dâu lo cho bà cụ rồi chiều lại đi tiếp . Hình như phóng viên viết bài này cũng lâu rồi vì theo như bài báo thì 2 cụ ở 1 mình , còn theo như bà con quanh đó nói 2 cụ đã về ở với anh con trai 1 năm rồi . Vì thời gian gấp gáp nên pdung không thể ở lại Huế để tìm chỗ cụ ông bán hàng .
Với trường hợp này pdung nghĩ mình không nên giúp bằng hiện vật mà nên giúp bằng tiền mặt gửi cho cụ ông hàng tháng , nếu cần mua gì ăn uống bồi bổ thêm cho sức khỏe 2 cụ thì ông sẽ tự mua . Nếu như mình giúp hàng tháng bằng hiện vật như dầu ăn , gạo hay những thứ khác sẽ không đến được tay các cụ . Theo như cô con dâu nói cứ cách 1 ngày ông về đưa khi thì 7000đ hoặc nhiều nhất là 10,000đ để cô con dâu lo cho bà cụ . Hoặc có thể giúp bằng cách mỗi tháng biếu cụ 10kg gạo còn lại giúp cụ bằng tiền mặt .
Vì hôm nay ra Huế thời gian không nhiều nên không kịp mua quà CMX cho 2 cụ nên pdung gửi cụ bà 200,000đ .
Sau đó, theo thông tin từ báo Dân Trí, các bạn đọc ủng hộ một số tiền khá lớn nên NTCM chưa thực hiện CMTX. Rất mong các thành viên ở Huế cùng xem lại hoàn cảnh này.

Từ đây người biết thương người...