Tác giả Chủ đề: Những cạm bẫy tư duy  (Đã xem 6572 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi trangvitgioi

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 3.733
  • Thanked: 715 times
  • Thích 8
Trả lời #6 vào: 11-03-2010 22:13:17
Chào Theanh và cả nhà,
 
Qua loạt bài trên, tôi cũng muốn góp một vài ý kiến để các bạn đọc cho vui.
Trước hết xin nhấn mạnh lại là với topic này, chúng ta đang bàn về những điều thuần túy lý trí và logic của tư duy, không đề cập đến yếu tố cảm nhận hay nói chung liên quan đến… trái tim.

1.   Lỗi cố chấp trong tư duy:
Cố chấp trong tư duy khác với tính cố chấp. Khi cố chấp thực ra ta chưa hề suy nghĩ kỹ điều ngược lại với ý mình, còn lỗi cố chấp trong tư duy thì thực sự bộ não có khuynh hướng trượt theo lối mòn, cho dù suy nghĩ kỹ trong một trạng thái thanh thản cũng khó lòng ra được một kết quả khác.
Với ví dụ trong bài, bộ não quả có bị một “kích thích” nào đó ghi nhận lại cảm giác ban đầu không mấy hay ho với món cá rô đồng, làm giảm hứng thú của chủ thể tội nghiệp kia dù “hắn” đôi khi cũng muốn ăn thử lại món đó. Điều này tương tự như lý thuyết phản xạ có điều kiện của Paplov.
Nhận ra được lỗi này sẽ đạt được sự tăng tiến đáng kể trong suy nghĩ và nhất là bỏ được nhiều định kiến.

2.   Lỗi khuếch đại trong tư duy:
Đây cũng chính là lỗi nhận định, rất thường gặp trong công việc cũng như đời sống hàng ngày. Quá, bất cập hay trung dung là ở chỗ này.
Sẵn đụng đến chữ trung dung tôi xin nói thêm cho rõ: trung dung theo Aristotle và trung dung theo Không Tử khác nhau nhiều. Theo Aristotle truyền đạt cho học trò, trung dung nằm giữa liều mạng và nhút nhát, tức can đảm; trung dung nằm giữa keo kiệt và phung phí, tức rộng rãi; hay trung dung nằm giữa vồn vã và e dè, tức lịch thiệp. Khổng Tử thì không dạy như thế. Đối với ông, không có gì là không thể mà cũng không có gì là bắt buộc phải như thế (vô khả vô bất khả). Khi cần liều mạng thì cứ liều mạng (chết vinh hơn sống nhục), khi không cần thiết thì phải biết nhút nhát để giữ mạng sống quý hơn vàng. (Luận ngữ: bạo hổ băng hà, tử nhi vô hối giả, ngô bất dữ dã: người tay không mà bắt cọp, không thuyền mà vượt sông, chết mà không tiếc, thì ta không cùng chung với những người đó).
Bạn nào theo được phép trung dung dù của vị nào trong hai vị trên cũng đều xuất chúng cả.

3.   Lỗi ngưng trệ trong tư duy:
Chữ ngưng trệ ở đây có thể gây hiểu nhầm đến năng lực tư duy, thực ra lỗi này không nguy hiểm lắm, chỉ làm bạn mất thời gian chứ không làm cho tư duy sai.

4.   Lỗi hồi biến trong tư duy:
Không biết người dịch có kiểm tra lại chưa, dùng chữ hồi biến ở đây cũng không ổn. Vì theo đoạn dưới thì lỗi ở đây là lỗi “muốn hồi biến”, tức đòi thay đổi cái đã rồi, cái trong quá khứ vốn không thể thay đổi.
 
Tóm lại, tư duy hiếm người được hoàn hảo. Ai có ý thức tự khắc phục những lỗi tư duy như đã nói trên đều sẽ thấy kết quả rất tốt đẹp nhiều khi chính họ cũng không ngờ.
 
Chúc cả nhà vui vẻ

Banron

 


Ngủ rồi trangvitgioi

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 3.733
  • Thanked: 715 times
  • Thích 8
Trả lời #5 vào: 11-03-2010 22:08:42
4. LỖI HỒI BIẾN TRONG TƯ DUY:

Với người Việt, lỗi này thường được gắn với những cụm từ có hàm ý hối tiếc về quá khứ: Giá mà..., biết thế thì tôi sẽ..., nếu như được làm lại thì...
 
Nếu như lỗi ngưng trệ làm ta tốn thời gian và sức lực cho một việc không thể thay đổi ở hiện tại hay tương lai thì lỗi hồi biến lại làm ta tốn thời gian và sức lực cho một việc không thể thay đổi ở quá khứ. Nói đến lỗi này, tôi lại nhớ đến một đoạn trong bài hát xưa:  Khi cố quên là khi lòng nhớ thêm… Vậy việc nhớ đó có làm thay đổi được quá khứ hay không? Chắc chắn là không, vậy việc gì ta lại phải tốn thời gian với nó. Tuy nhiên, sẽ rất tốt nếu như bạn có mục đích rõ ràng, nhớ về quá khứ để rút ra những bài học trong tương lai.

Việc này giống như khi ta đầu tư vào chứng khoán, nhưng chúng ta chẳng thu được lợi gì cả, thấm chí là lỗ lã. Nhưng hằng giờ, hằng ngày ta cứ đớn đau với nỗi mất mát đó, dù biết có đớn đau thì cũng chẳng thay đổi gì được nữa. Thay vì suy ngẫm để rút ra bài học cho những lần đầu tư sắp tới thì ta lại ngồi than vãn, hối tiếc… Như thế chỉ phí thời gian và sức lực của chính ta mà thôi! Về bản chất, không kiếm được tiền thêm từ đầu tư chứng khoán thì cũng chẳng khác gì việc ta chưa hề đầu tư vào đó; hay mất đi khoản đầu tư đó thì cũng chẳng khác gì ta chưa từng có chừng đó tiền. Vậy, có nên tốn thời gian và công sức cho việc nuối tiếc đó? Nếu thoát được lỗi này, ta sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều!

Nói về lỗi này, nhiều khi ta nhầm với việc là hãy quên đi tất cả quá khứ. Thực tế không phải vậy, ta có quyền suy ngẫm về quá khứ nhưng phải có mục đích rõ ràng và điều đó phải mang đến lợi ích, còn không thì hãy quên đi. Cũng giống như khi cha mẹ ta mất, ta thường khóc lóc, kể lể với con cháu về những điều mà ta thấy ân hận vì chưa làm được cho người quá cố. Điều này chẳng ích gì, thay vì ta dành thời gian đó để nói với đám trẻ rằng nội con hồi xưa sống như thế này, ông từng nói những điều hay lẽ phải như thế kia… để giáo dục con trẻ thì ta lại rơi lệ để chuốc lấy buồn đau mà chẳng mang lại được ích lợi gì.

Đừng bị giày vò bởi quá khứ, vì điều đó chẳng thể làm thay đổi được \\\"sự đã rồi\\\" và cũng chẳng mang đến lợi ích gì cho ta. Hãy xem quá khứ là một bài học, điều đó có ích cho tương lai!
Thế Anh

 


Ngủ rồi trangvitgioi

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 3.733
  • Thanked: 715 times
  • Thích 8
Trả lời #4 vào: 11-03-2010 22:00:14
3. LỖI NGƯNG TRỆ TRONG TƯ DUY

Đây là lỗi ta thường vấp phải khi gặp trở ngại để đạt đến mục tiêu, hay khi mục tiêu đã đạt được rồi nhưng ta không cho phép mình nghỉ ngơi mà cứ tốn thời gian và công sức cho một điều không thể thay đổi, và cũng chẳng hiệu quả gì.

Lỗi ngưng trệ trong tư duy khác với lười biếng, vì lười biếng làm chúng ta lãng phí thời gian, còn lỗi ngưng trệ làm chúng ta “giết thời gian” một cách vô ích và hao lực. Lỗi ngưng trệ trong tư duy thường rơi vào những tình huống mong chờ, lo lắng cho tương lai mà chúng ta biết là sự lo lắng đó chẳng đạt được mục đích gì, mà còn làm tốn thời gian và sức lực. Ví dụ, khi ta biết sáng mai sẽ có một người bạn lâu ngày tới thăm, suốt cả đêm đó ta cứ không ngủ, cứ nằm thao thức chờ trời sáng. Tại sao ta không ngủ để có sức ngày mai vui chơi với bạn? Việc thao thức như thế thực tế không làm cho thời gian trôi đi nhanh hơn mà chỉ làm ta thêm hao tốn sức lực. Và sáng mai người bạn không tới, ta lại ngồi suy nghĩ ta có làm gì sai? Có chuyện gì chăng…? Lúc này chúng ta nên gọi điện để biết chính xác hoặc chấp nhận thực tế là chẳng có cuộc viếng thăm nào cả. Điều đó có lợi hơn là cứ ngồi chờ đợi và suy đoán.

Khi bạn bị kẹt xe trên đường, thay vì bực bội thì tại sao bạn không tranh thủ suy nghĩ sắp xếp cho công việc ngày mai, để dành thời gian đó cho bộ phim hay tối nay. Nếu bạn đi xe hơi thì bạn có thể nhắm mắt ngủ trong chốc lát, đọc vài bài báo, hay nhìn những chiếc xe xung quanh để ta biết thêm vài nhãn hiệu mới của xe máy…? Vì ta có bực bội thì việc kẹt xe vẫn thế, sự bực bội chỉ làm cho chính ta thiệt thòi chứ không hề làm thay đổi được thực tế. Việc này cũng giống như khi chiều đến, khi ta đã chuẩn bị xong bữa tối, thay vì ngồi xem tivi đợi con về ăn thì ta cứ lăng xăng làm ra vẻ bộn rộn. Nhưng thật ra ta chẳng bận rộn gì cả, mà ta cố tạo ra vẻ bận rộn để giết thời gian một cách vô ích!

Hay khi sếp giao việc cho ta, tại sao ta không bắt tay vào làm liền để cuối cùng có được một khoản thời gian dư ra để nghỉ ngơi? Nhưng thường thì ta không làm thế, ta cứ chờ đợi đến khi có cảm hứng, mà trong lúc chờ đợi đó ta cũng chẳng hề rảnh trí để nghỉ ngơi hay làm việc khác. Việc này cũng giống như khi bạn tham gia làm bài thi ở phổ thông. Khi đọc đề thi, lướt qua những câu hỏi, thay vì bỏ qua những câu chưa thể làm ngay được để bắt tay vào những câu dễ hơn thì ta lại tốn thời gian cho một câu khó nào đó, đề rồi cuối giờ bạn chẳng làm được câu nào cả. Hay khi ta đứng giữa ngã ba đường, ta muốn đi tìm nhà ai đó. Hỏi người thứ nhất, người ta chỉ về hướng tay trái. Người thứ hai lại chỉ ta về hướng tay phải, rồi người thứ tư, thứ năm… Chẳng có một ý kiến nào rõ ràng cả! Vậy lúc này ta sẽ làm gì? Tiếp tục đi hỏi cho đến người thứ 100 hay ta tung lên một đồng xu và chọn một lối rẽ bất kỳ? Tốt nhất hãy tung một đồng xu may rủi và tin vào điều đó, nếu sai, khi phải quay lại ta vẫn đỡ tốn thời gian và sức lực hơn việc cứ phải đi hỏi người này người kia mà ta cũng chẳng dám chắc là đúng hay sai. Vì việc đi hỏi đó cũng chẳng khác gì việc ta tung một đồng xu!?

Tốt nhất là chúng ta nên “quẳng gánh lo, nỗi bực bội” đi để sống khi mà ta biết chắc sự lo lắng và bực bội đó chẳng thay đổi được tương lai hay thực tại. Vì như thế chỉ tốn thời gian và sức lực của chính ta!
Thế Anh

 


Ngủ rồi trangvitgioi

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 3.733
  • Thanked: 715 times
  • Thích 8
Trả lời #3 vào: 11-03-2010 21:57:41
2. LỖI KHUẾCH ĐẠI TRONG TƯ DUY

Lỗi này ví như bạn đang dùng một con dao mổ bò để làm thịt một con cá lòng tong. Nghĩa là ta bỏ ra quá nhiều thời gian và công sức cần thiết để đạt được một mục đích nhỏ nhoi. Lỗi này thường rơi vào những người cẩn thận ở mức thái quá, và cũng là thể hiện của một chút thiếu tự tin, lo lắng những điều không xảy ra hoặc có xảy ra thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bạn nhiều...

Ví dụ như khi ta chuẩn bị đi công tác, thay vì tập trung chú ý sửa soạn áo quần, rồi đến tài liệu. Nhưng khi đang sửa soạn áo quần thì ta lại nghĩ đến tài liệu. Để rồi sau đó ta cứ kiểm tra đi, kiểm tra lại giữa áo quần – tài liệu, rồi tài liệu – áo quần… Thay vì mất 5 phút để đạt được mục đích, thì ta phải mất đến 30 phút để hoàn tất.

Để tránh lỗi này, ta nên chú ý đến việc làm sao để ít tốn thời gian và công sức nhất nhưng đạt được mục tiêu cao nhất. Còn nếu khi ta cố gia công thêm thời gian và công sức mà điều thu thêm không đáng là bao thì tốt nhất là hãy thoả mãn với những gì đã đạt được. Điều này ta thường bị đánh lừa bởi lối suy nghĩ càng nhiều lượng thì chất càng tăng. Nếu ta bỏ ra một ngày cuối tuần lao động cực nhọc mà chỉ thu thêm được một khoản tiền đủ để uống một ly cà phê đá thì điều đó không nên! Hãy nghỉ ngơi để rồi tuần tới bạn làm việc tốt hơn.

“Kiếm tiền nhiều hơn khả năng chi tiêu cũng là một sự khuếch đại khiến một số người phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình.”
Thế Anh

 


Ngủ rồi trangvitgioi

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 3.733
  • Thanked: 715 times
  • Thích 8
Trả lời #2 vào: 11-03-2010 21:52:32
1. LỖI CỐ CHẤP TRONG TƯ DUY:

 -Cố thực hiện cho xong một việc gì đó mà bạn biết chắc chẳng mang lại lợi ích gì:
Cạm bẫy cố chấp trong tư duy thường đẩy chúng ta cố làm một điều gì đó cho đến cùng dù biết cũng chẳng ích gì. Ví dụ như khi ta đọc được một mẫu quảng cáo hay ho về bộ phim nào đó trên báo, ta cố sắp xếp thời gian để đến rạp xem. Nhưng vừa xem được 20 phút thì phát hiện ra bộ phim dở tệ, không như lời quảng cáo. Bỏ về thì không đành, thế là ta cứ cố ngồi xem mà tay thì luôn bấm tin nhắn chê bai gửi cho bạn bè, lâu lâu lại tỏ ra bực bội… Cuối cùng, nội dung bộ phim ta cũng không nắm được trọn vẹn, chỉ có thời gian bỏ ra để chịu đựng là trọn vẹn cộng với bao nỗi bực dọc. Vậy tại sao khi phát hiện ra bộ phim dở, thay vì cố chấp chịu đựng thì ta bỏ ra ngoài đi uống caphê cùng bạn bè? Cũng mất chừng đó thời gian nhưng ta không bị bực bội, mà biết đâu còn tìm kiếm được câu chuyện gì hay ho từ bè bạn…

Điều này khác với việc ta cần phải viết một bài bình luận về bộ phim đó, nếu mục đích là bài bình luận thì chắc chắn ta phải tập trung để xem cho hết bộ phim. Nhưng nếu mục đích của ta là vui thú, giải trí thì chẳng việc gì phải ngồi chịu đựng như thế! Vậy khi thấy bỏ thời gian ra mà biết không thu được chút gì từ lợi ích đó thì tốt nhất ta nên ngưng ngay, nếu không sẽ phạm vào lỗi cố chấp.

-Cố chấp không làm, hay thử một việc/chuyện gì đó vì có ấn tượng từ quá khứ:
Giả dụ như trước đây ta bị một lần mắc xương khi ăn cá rô đồng, thế là từ đó về sau chẳng bao giờ ta ăn món này nữa. Nhưng 5 – 10 năm sau, khi ta đã lớn, đủ sức để tránh những rủi ro đó, ta vẫn chẳng thèm ngó tới món cá rô đồng. Tại sao không thử một lần, và biết đâu ta lại cảm thấy nó ngon hơn mình tưởng?

“Nếu cố né tránh một hoạt động, làm sao ta biết được giá trị của nó đã thay đổi?”
Thế Anh

 


Ngủ rồi trangvitgioi

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 3.733
  • Thanked: 715 times
  • Thích 8
Trả lời #1 vào: 11-03-2010 21:49:46
NHỮNG CẠM BẪY TƯ DUY

 Dựa trên những quan sát, nghiên cứu và đúc kết của tác giả ANDRÉ KUKLA từ cuốn sách “Những cạm bẫy tư duy” cộng với những tư liệu khác, xin lược ra những ý chính về những lỗi tư duy mà con người thường gặp để các bạn tham khảo. Cuốn sách của André Kukla giúp chúng ta sử dụng thời gian hiệu quả và tự tìm thấy hạnh phúc ở hiện tại. Trong cuộc sống, sử dụng thời gian hiệu quả là một trong những điều kiện giúp chúng ta đi đến thành công, nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề ở hiện tại sẽ giúp ta tự đạt được hạnh phúc!

Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa lối tư duy và tính nết, đó là cách ngụy biện của nhiều người khi có lời góp ý: Tính em nó thế... Tính cách và phương pháp tư duy là anh em họ hàng với nhau, nhưng không phải là một. Nếu ví tính nết như là nước thì lối tư duy giống như những đặc tính sinh học của những loài sống dưới nước. Nhưng vẫn có những loài động vật vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn như cá sấu chẳng hạn. Điều đó nói lên rằng cách tư duy có thể vượt qua được những giới hạn của tính cách. Tính cách có thể thay đổi, và lối tư duy cũng có thể học được, vấn đề là chúng ta có chịu thay đổi và chịu học hay không?!

Có thể có những điều tôi hiểu chưa đúng, hiểu chưa chính xác, vì thế rất  mong nhận được sự góp ý và khơi gợi thêm từ các bạn. Âu cũng là cách chúng ta giúp nhau làm giàu thêm kỹ năng sống. Xin cảm ơn cả nhà!
Thế Anh