Tác giả Chủ đề: Đảo từ trong tiếng Việt  (Đã xem 14002 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Nguyen Thi Thu Hue

Trả lời #8 vào: 29-08-2016 05:55:41
Ui, hôm nay mới đọc thấy các bài này, A.banron giải thích nghĩa hay quá giúp bổ sung kiến thức cho em rồi! Chân thành Cảm ơn Anh & cả A.opla nữa!  :)

Riêng về câu A.banron đưa ra hỏi về thời gian trôi thì theo em \"thời gian trôi về tương lai chứ kg thể trôi về quá khứ\". Nhắc đến bài này vui ghê & cũng đã được xem bài - Anh giải thích tường tận, rất dễ hiểu, thật tâm phục & khẩu phục!  :)

 


kimvanluong

  • bạn
Trả lời #7 vào: 14-08-2010 17:56:06
Giấc buồn giữa thu
(thủ vỹ ngâm – thuận nghịch độc)
xuôi:

Gom lại giấc buồn cảnh vắng trời
Nhớ thương mùa mãi gọi , nàng ơi
Om vàng lá úa chiều tơi tả
Rụng tím mây loang dấu nhạt rời
Hom lạnh khói thu sương nhẹ váng
Vọng xa miền hạ gió vương lời
Nhom gầy nắng lạc sầu theo đến
Gom lại giấc buồn mộng khẽ lơi

ngươc:

Lơi khẽ mộng buồn giấc lại gom
Đến theo sầu lạc nắng gầy nhom
Lời vương gió hạ miền xa vọng
Váng nhẹ sương thu khói lạnh hom
Rời nhạt dấu loang mây tím rụng
Tả tơi chiều úa lá vàng om
Nàng ơi ,gọi mãi mùa thương nhớ
Trời vắng cảnh buồn giấc lại gom

đông hòa Nguyễn Chí Hiệp
12.08.2010

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #6 vào: 03-05-2010 09:19:02
Chào Opla và cả nhà,

Bài giải nghĩa thành ngữ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” của GS. Nguyễn Đức Dân trên báo Tuổi Trẻ mà Opla đưa lên cho các bạn xem lại đã có ảnh hưởng đến nhiều độc giả, và chắc chắn nhiều bạn trẻ ham học sẽ ghi nhớ làm kiến thức cho mình.

Rất tiếc trong trường hợp này GS đã giải thích sai.

Có người đã gửi thư cho Tòa Soạn cũng như cho GS. Nguyễn Đức Dân nhưng đến nay thì bên nào giữ ý kiến của bên đó.

Ở đây, tôi chỉ xin nói một điểm nhỏ, đó là khi lập luận cho lý thuyết “lấy hai cực làm tổng thể” kiểu “thượng vàng hạ cám”, GS cuối cùng đã bảo vệ cho thành ngữ “Thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” chứ không phải là “Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.

Lẽ ra nên giải thích rằng trong câu thành ngữ đó, thượng và hạ là những động từ. Thượng cẳng chân là đưa chân lên, hạ cẳng tay là giáng cánh tay xuống. Thành ngữ mô tả cuộc nói chuyện mà vấn đề đã không được giải quyết bằng lời mà phải dùng quyền cước.

Ở bài thứ hai, bạn đọc gởi thư về hỏi thêm những thành ngữ “phi logic” khác như “cao chạy xa bay”, “mẹ tròn con vuông”, “mình đồng da sắt”, “con ông cháu cha”… GS đã giải thích đúng phần dùng cặp nghĩa biểu trưng, nhưng không nói tại sao lại ghép “cao chạy xa bay” chứ không phải là “cao bay xa chạy” như bản gốc tiếng Hoa “cao phi viễn tẩu”.

Cuối cùng, các thành ngữ trên thực ra không phải là phi logic, mà trong ngôn ngữ ta có một hình thức logic khác với logic toán học mà thôi. Để thuyết minh cho cái logic đặc biệt này, tôi xin đưa ví dụ bằng một câu hỏi vui: khi ta nói “thời gian trôi đi” thì theo bạn, thời gian trôi về tương lai hay trôi về quá khứ?
Chúc cả nhà vui vẻ.
Thân
 


 


Ngủ rồi opla

Trả lời #5 vào: 19-04-2010 11:05:58
Mặc dù không xác định được thời gian, phép \\\" Đảo từ\\\" trong ngôn ngữ hay phép \\\" Đảo hình\\\" trong thiết kế xuất hiện từ lâu.
Gần đây, trên một số phương tiên đại chúng có đăng giải thích các nghĩa từ mà thành viên banron đã có dịp bàn qua trước đây( xem bài 1 tại đâybài 2 tại đây), Op muốn kéo bài này lên mời mọi người cùng đọc lại để hiểu và hiểu thế nào cho đúng.

Tx.

 


kimvanluong

  • bạn
Trả lời #4 vào: 09-04-2010 21:54:54
trong tiếng nôm và chữ nôm thường có kiểu ko tuần tự như vậy . chẳng thế mà các cụ túc nho  thường hay lẩm bẩm câu \\\" nôm na là cha mách qué\\\" là khi chữ nôm bắt đầu đc hình thành thì không có sự quản lý câu cú trật tự , mỗi người một phách  nói mãi rồi nghe thì nó cũng êm tai và  thậm chí dùng sai từ  dùng mãi rồi nó cũng thành đúng thôi  !  

 thân !

 


Ngủ rồi opla

Trả lời #3 vào: 08-03-2010 16:46:21
Chào oliu và cả nhà,
Bài viết trước chỉ đưa ra vài ví dụ để nói lên rằng hiện tượng đảo từ trong các thành ngữ là có thật và hợp lý. Nay oliu khích lệ thì tôi xin gởi thêm vài ví dụ nữa.

Ta biết rằng một trong những lý do của phép đảo từ là để thuận vần và thanh trong câu nói, làm cho lời nói hay và dễ nhớ hơn.

Sau đây là vài ví dụ:

-Chăn êm nệm ấm:
thuận vần hơn chăn ấm nệm êm nên được dùng nhiều hơn mặc dù ai cũng biết là chăn thì ấm còn nệm mới là êm.
-Không ít thì nhiều: rõ ràng muốn nói ý không nhiều thì ít
-Quyền cao chức trọng: muốn tả cảnh một người có chức cao quyền lớn
-Tối lửa tắt đèn: lửa cháy với lửa tắt, đèn sáng với đèn tối. Nhưng tối lửa tắt đèn nghe hay hơn tắt lửa tối đèn.
-Sáng đón chiều đưa: trong thực tế thì phần lớn là…sáng đưa đi, tối đón về!
-Nam thanh nữ tú: để tả nơi hội hè, có nhiều thanh nữ tú nam.
-Ăn trên ngồi trước: chỉ những người VIP, được ăn trước ngồi trên…

Còn chuyện hoàng hôn/ hôn hoàng thì như đã nói trong bài trước, đó là cách đặc biệt để diễn đạt ý lặp đi lặp lại trong một câu ngăn gọn. Phép đảo từ trong trường hợp này làm cho người đọc thấy như một vòng tuần hoàn, như kiểu: “Thôi đừng thêm gánh trần ai/ Nay hờn giận, lại ngày mai giận hờn\\\"

Chúc mọi người vui vẻ.
Banron

 


Ngủ rồi opla

Trả lời #2 vào: 08-03-2010 16:43:57
Oliu viết:
Phép đảo hình trong thiết kế cũng không biết có tự bao giờ , em tặng bác banron vác các bác một số minh họa để bác lấy hứng viết thêm ví dụ về phép đảo từ nhé.
oliu

 


Ngủ rồi opla

Trả lời #1 vào: 08-03-2010 16:38:51
Banron viết:
Hôm qua lướt web vô tình đọc trên mục Quán Mắc Cỡ một bài viết đã lâu, bàn về bốn chữ “một sương hai nắng” được dùng bởi một tác giả nào đó. Cô Tú trả lời với nội dung có ý phê phán và cho rằng lẽ ra phải viết “một nắng hai sương” mới đúng (nông dân làm việc ngoài đồng, đi sớm về tối nên phải chịu cảnh một nắng hai sương).

Lý luận như trên không có gì sai tuy nhiên trong văn học, chữ nghĩa còn theo một logic khác gần với sự cảm nhận hơn là sự suy xét. Cho nên ngoài phép so sánh còn có phép ẩn dụ, bên cạnh nhập đề trực tiếp còn có nhập đề lung khởi. Trong trường hợp này, bốn chữ “một sương hai nắng” ấy được tạo ra bởi phép đảo từ.

Phép đảo từ có tự bao giờ, ai là người dùng đầu tiên? Thật khó để xác định. Ở đây tôi chỉ xin giới thiệu với các bạn những ví dụ cụ thể, rồi tùy mức độ phổ biến của chúng mà các bạn tự quyết định riêng cho mình là có chấp nhận hay không.

- Cao chạy xa bay: hình như được dùng nhiều không kém cao bay xa chạy, lấy từ thành ngữ chữ Hán “cao phi viễn tẩu”.
- Con ông cháu cha: mạnh hơn hẳn “con cha cháu ông”! ở đây người ta muốn nói đến những kẻ có người nhà làm lớn chứ không phải phát biểu mô tả mối quan hệ gia đình.
- Mặt dạn mày dày: có lẽ hay hơn nguyên gốc mặt dày mày dạn. Chẳng hạn câu Kiều thứ 1223: “Khéo là mặt dạn mày dày, kiếp người đã đến thế này thì thôi”. Ta biết Nguyễn Du là bậc tài danh trong làng văn học Việt Nam, cách dùng từ của ông luôn thận trọng và sắc sảo.
- Nhắc đến Nguyễn Du, tôi xin trích dẫn câu thơ 1268 với một cách đảo từ đặc biệt  không chỉ giúp diễn đạt hết ý gọn trong mấy chữ, mà còn tạo ra một cách mới trong việc diễn tả sự việc lặp đi lặp lại có liên hệ đến cảm xúc của nhân vật trong bài.

Đó là câu:    “Song sa vò võ phương trời
               Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng

Thúy Kiều buồn nhớ người thân trong tâm trạng chán chường. Mỗi ngày lúc trời chập choạng tối cái tình cảm ấy lại ập đến. Ngày nào cũng thế, hoàng hôn hôm nay chưa hết thì (biết chắc) hoàng hôn của ngày mai lại tới. Hơn thế nữa, tác giả cho phép cái buồn của hoàng hôn ngày mai đã tới, tràn ngập vào tơ lòng của Thúy Kiều ngay buổi hôm nay- Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng. Từ hôn hoàng sau này không trở nên phổ biến song song bên cạnh chữ hoàng hôn như các trường hợp khác, nhưng việc đảo từ trong câu thơ đó là rất hay.

Tôi nghĩ Trần Đăng Khoa đã học được cách làm này từ lúc còn nhỏ khi viết ra câu thơ nổi tiếng: “Một sợi rơm vàng (là) hai sợi vàng rơm”…
Chúc cả nhà luôn vui
Banron