Tác giả Chủ đề: Giới thiệu & bình luận Film hay  (Đã xem 10131 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Lão Tôn

Trả lời #10 vào: 04-08-2011 00:12:42
10 bộ phim hay nhất của Oscar 2011


10 cái tên tranh giải Phim hay nhất năm nay.

1. The Social Network
Được xướng tên ở 8 hạng mục quan trọng nhất, bộ phim kể về nguồn gốc ra đời của Facebook do đạo diễn David Fincher thực hiện, là ứng cử viên sáng giá nhất cho danh hiệu Phim hay nhất. The Social Network xây dựng dựa trên cuốn sách The Accidental Billionaires của Ben Mezrich, kể về con đường trở thành tỷ phú của cậu sinh viên trẻ Mark Zuckerberg - chủ nhân của mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay (xem trailer). Tác phẩm chuyển thể này không chỉ được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật mà còn rất thành công về mặt thương mại.

Cảnh trong phim \\\"The Social Network\\\". Ảnh: Sony.


Kinh phí vỏn vẹn 40 triệu USD, phim thu về 220 triệu USD trên toàn cầu. Kịch bản đầy lôi cuốn, lối kể chuyện độc đáo và diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên đã đem tới cho The Social Network 50 giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ trong thời gian qua, bao gồm cả Quả cầu vàng - giải thưởng tiền Oscar uy tín nhất. Tuy nhiên, muốn bước lên bục vinh quang trong ngày 27/2, tác phẩm của đạo diễn David Fincher sẽ phải vượt qua nhiều đối thủ nặng ký khác như The King’s Speech, Black Swan, The Kids Are All Right...

2. The King\\\'s Speech
Được nhiều đề cử nhất tại Oscar năm nay (ở 12 hạng mục), The King\\\'s Speech hiện là đối thủ mạnh nhất của The Social Network trong cuộc đua cho danh hiệu Phim hay nhất. Phim xoay quanh cuộc đời Vua George VI của nước Anh với bối cảnh cuộc Thế chiến II. Người thủ vai nhân vật chính trong phim - tài tử Colin Firth - đang nắm giữ cơ hội giành tượng vàng Oscar đầu tiên trong sự nghiệp dành cho Nam diễn viên chính xuất sắc. Diễn xuất của anh khi thể hiện sự nỗ lực sửa tật nói lắp của Vua George VI để kêu gọi dân chúng trước khi chiến tranh nổ ra, thuyết phục được cả những khán giả khó tính nhất (xem trailer).

Cảnh trong phim \\\"The King\\\'s Speech\\\". Ảnh: Weinstein.


Bộ phim này chịu thua The Social Network tại Quả cầu vàng nhưng với Oscar có thể mọi chuyện sẽ khác. Năm ngoái, Avatar từng chiến thắng vang dội tại Quả cầu vàng. Tuy nhiên, The Hurt Locker lại là cái tên được xướng lên trong hạng mục quan trọng nhất tại giải thưởng do Viện hàn lâm nghệ thuật Mỹ trao tặng. Cơ hội giành giải Phim hay nhất tại Oscar năm nay đối với The Social Network và The King\\\'s Speech đang là ngang nhau. Ngoài ra, hai tác phẩm này còn cạnh tranh rất gay cấn ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc.

3. Black Swan
Luôn có tên trong danh sách phim hay nhất trong năm của bất kỳ nhà phê bình phim nào, Black Swan cũng là một ứng cử viên đáng chú ý cho giải thưởng cao nhất tại Oscar lần thứ 83. Phim là câu chuyện kể về nữ vũ công Nina và cuộc hành trình khám phá những mặt đen tối trong tâm hồn mình khi tiếp cận với vai diễn Swan Queen trong vở ballet kinh điển Hồ thiên nga (xem trailer). Đây là \\\"đứa con tinh thần\\\" mới nhất của đạo diễn Darren Aronofsky, vốn nổi tiếng với các bộ phim như Requiem For A Dream, The Fountain hay The Wrestler hai năm trước.

Cảnh trong phim \\\"Black Swan\\\". Ảnh: Fox.


Minh tinh thủ vai chính trong Black Swan - Natalie Portman - hiện là cái tên sáng giá nhất cho danh hiệu Nữ diễn viên chính xuất sắc. Tại các giải thưởng điện ảnh đã và đang diễn ra từ đầu năm tới giờ, Natalie luôn \\\"bất khả chiến bại\\\" trước mọi đối thủ. Black Swan được chiếu mở màn tại LHP Quốc tế Venice (Italy) vào tháng 10 năm ngoái và nhận được vô số lời khen ngợi. Doanh thu toàn cầu của tác phẩm này đã vượt qua mốc 100 triệu USD.

4. True Grit
Bộ phim miền viễn Tây của anh em đạo diễn Ethan và Joel Coen là \\\"á quân\\\" trong danh sách đề cử Oscar năm nay khi được xướng tên tranh giải ở 10 hạng mục. True Grit kể về chuyến hành trình báo thù của cô gái trẻ 14 tuổi Mattie Ross, cùng với hai người bạn đồng hành là cảnh sát trưởng Rooster và anh lính biệt kích Texas La Beouf (xem trailer). Phim được làm lại từ tác phẩm cùng tên vào năm 1969. Tại Quả cầu vàng, True Grit khiến nhiều khán giả ngạc nhiên khi không giành được bất cứ đề cử nào. Nhưng tại Oscar, bộ phim miền Tây này được kỳ vọng sẽ làm \\\"nên chuyện\\\".

Cảnh trong phim \\\"True Grit\\\". Ảnh: Paramount.


Hailee Steinfeld (vai Mattie Ross) - khám phá mới của Hollywood trong năm qua - ngay từ vai diễn trong phim điện ảnh đầu tay đã được đề cử Oscar. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra băn khoăn khi rõ ràng Hailee là nữ chính trong True Grit nhưng cô bé lại có tên trong 5 ứng cử viên của danh hiệu Nữ diễn viên phụ xuất sắc. Với phần hình ảnh tuyệt đẹp được quay tại những vùng nông thôn ở bang Texas, True Grit nhiều khả năng sẽ giành giải Quay phim đẹp nhất.

5. The Kids Are All Right
The Kids Are All Right là bộ phim tình cảm hài duy nhất góp mặt trong danh sách 10 tác phẩm đề cử Phim hay nhất Oscar lần thứ 83. Phim khai thác một khía cạnh khác trong đời sống hôn nhân của những người thuộc giới tính thứ ba. Nic và Jules là một cặp đồng tính nữ sống hạnh phúc bên nhau cùng hai đứa con sinh ra nhờ tinh trùng hiến tặng của một người đàn ông tên Paul. Mọi chuyển thay đổi khi hai đứa trẻ tìm gặp Paul và đưa anh bước vào gia đình đặc biệt này (xem trailer). The Kids Are All Right đã giành giải Phim ca nhạc / hài xuất sắc tại Quả cầu vàng hồi giữa tháng 1.

Cảnh trong phim \\\"The Kids Are All Right\\\". Ảnh: Focus.

Kịch bản xuất sắc và diễn xuất tuyệt vời của hai minh tinh gạo cội - Annette Bening và Julianne Moore - đã khiến The Kids Are All Right lấy đi nước mắt của bao khán giả khi lần đầu tiên ra mắt tại LHP độc lập Sundance đầu năm ngoái. Phim đề cập tới những vấn đề khá nhạy cảm nhưng được thể hiện dưới góc nhìn hài hước và tinh tế. Ngoài đề cử Phim hay nhất, The Kids Are All Right còn tham gia tranh giải ở ba hạng mục khác là Kịch bản gốc xuất sắc, Nữ diễn viên chính xuất sắc (Annette Bening) và Nam diễn viên phụ xuất sắc (Mark Ruffalo).

6. 127 Hours
Là tác phẩm mới nhất của đạo diễn Triệu phú ổ chuột – Danny Boyle, 127 Hours được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật về vận động viên leo núi Aron Ralston. Trong hành trình tới những hẻm núi hoang vu ở Utah (Mỹ) và năm 2003, anh gặp tai nạn khi bị một hòn đá to rơi trúng vào tay. Aron cheo leo nơi vách núi suốt 5 ngày với một chai nước nhỏ và số lương khô ít ỏi (xem trailer). Phim chủ yếu chỉ quay tại một bối cảnh và cực ít nhân vật nhưng vẫn đủ sức lôi cuốn hàng triệu khán giả khi ra mắt lần đầu vào cuối tháng 11.

Cảnh trong phim \\\"127 Hours\\\". Ảnh: Fox.


Diễn xuất chân thực của nam diễn viên chính James Franco được đánh giá là một trong những màn trình diễn xuất sắc trên màn ảnh rộng của năm 2010. Anh đưa khán giả bước vào cuộc hành trình đầy cam go, thử thách và không kém phần “run rẩy” với những gì mà Aron Ralston phải trải qua. 127 Hours nhận được 6 đề cử Oscar năm nay, trong đó có ba hạng mục quan trọng là Phim hay nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc và Kịch bản chuyển thể xuất sắc.

7. Inception
Ra mắt từ mùa hè năm ngoái, Inception đứng thứ 4 trong Top 10 phim có doanh thu toàn cầu cao nhất năm qua. Đạo diễn kiêm nhà biên kịch lừng danh Christopher Nolan một lần nữa đã khiến khán giả hâm mộ điện ảnh phải kinh ngạc với những sáng tạo phi thường của mình. Lần này, ông xây dựng một thế giới kỳ ảo mà ở đó, con người có thể chia sẻ với nhau những giấc mơ (xem trailer). Tuy nhiên, Inception khó có cơ hội giành giải Phim hay nhất bởi Nolan vốn không có duyên với Oscar. Năm 2009, The Dark Knight của vị đạo diễn tài ba người Anh cũng bị Viện hàn lâm “bỏ rơi” tại hạng mục danh giá này.

Cảnh trong phim \\\"Inception\\\". Ảnh: Warner Bros.


Năm nay, cả Leonardo DiCaprio và đạo diễn Christopher Nolan đều không có tên trong các đề cử cho Nam diễn viên chính xuất sắc và Đạo diễn xuất sắc. Inception nhận được 8 đề cử nhưng đa phần ở những giải phụ như Âm thanh, Hiệu ứng hình ảnh, Chỉ đạo nghệ thuật… Nhiều chuyên gia nhận định ví von Inception giống với trường hợp của Inglourious Basterds năm ngoái - được đánh giá rất cao và tạo dư luận trong thời gian trình chiếu nhưng khi tranh giải thì không được nhắc tới nhiều bằng các đối thủ khác.

8. Toy Story 3
Toy Story 3 là phim có kinh phí cao nhất (200 triệu USD) trong số 10 cái tên tranh giải Phim hay nhất Oscar năm nay. Đây là “kỳ quan thứ 11” của hãng Pixar và là phim có doanh thu cao nhất trong năm qua với hơn 1 tỷ USD trên toàn cầu. Toy Story 3 tiếp nối câu chuyện từ hai phần trước đó. Trải qua bao năm tháng, Andy đã trưởng thành và chuẩn bị bước vào đại học. Những món đồ chơi gắn bó với tuổi thơ của cậu giờ bị cất sâu trong hòm. Một hiểu lầm đã dẫn tới một chuyến phiêu lưu không thể nào quên của các đồ chơi (xem trailer).

Cảnh trong phim \\\"Toy Story 3\\\". Ảnh: Disney.


Mang lại hoài niệm tuổi thơ, câu chuyện ý nghĩa làm lay động lòng người của Toy Story 3 đã khiến hàng triệu khán giả thuộc mọi lứa tuổi trên thế giới phải thổn thức khi ra mắt vào cuối tháng 6 năm ngoái. Mặc dù đã nắm chắc danh hiệu Phim hoạt hình xuất sắc, Toy Story 3 không có nhiều cơ hội tại hạng mục Phim hay nhất, cũng giống như Up tại Oscar thứ 82. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có thể xảy ra và kiệt tác thứ 11 của Pixar được nhiều người mong đợi sẽ viết nên câu chuyện vĩ đại của phim hoạt hình vào đêm 27/2.

9. The Fighter
Khắc họa chân dung hai huyền thoại quyền Anh nổi tiếng, The Fighter được coi là chú “ngựa ô” của Oscar năm nay. Cuộc đời của tay đấm bốc Micky Ward và người anh họ Dicky Eklund được đưa lên màn ảnh rộng qua phần thể hiện của hai tài tử Mark Wahlberg và Christian Bale. Trong khi Mark phải tập luyện để cơ bắp săn chắc thì chàng Batman của The Dark Knight phải giảm cân một cách chóng mặt cho vai diễn (xem trailer). Trong năm qua, The Fighter được đánh giá là một trong những bộ phim có dàn diễn viên tuyệt vời nhất.


Cảnh trong phim \\\"The Fighter\\\". Ảnh: Weinstein.


Christian Bale đã giành được 14 giải thưởng, trong đó có Quả cầu vàng dành cho Nam diễn viên phụ xuất sắc. Tại Oscar lần này, đối thủ mạnh nhất của anh là ngôi sao gạo cội Geoffrey Rush trong The King’s Speech. Tuy nhiên, đến lúc này mọi dự đoán đều đang nghiêng về Bale. Hai minh tinh Amy Adams và Melissa Leo cũng ngang cơ tại giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc. Ngoài ra, The Fighter còn có cơ hội tại các hạng mục Dựng phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc và Kịch bản gốc xuất sắc.

10. Winter’s Bone
Giành giải cao nhất tại LHP độc lập Sundance đầu năm ngoái, Winter’s Bone được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ Daniel Woodrell vào năm 2006. Phim xoay quanh cô gái 17 tuổi Ree Dolly sống tại một vùng ngoại ô nghèo nàn và bẩn thỉu. Người cha bỏ đi biền biệt, Ree trở thành trụ cột của gia đình và phải chăm sóc người mẹ ốm yếu và hai đứa em còn nhỏ. Rắc rối xảy đến khi cảnh sát địa phương tuyên bố gia đình Ree có thể bị tống ra khỏi nhà vì cha cô đã thế chấp ngôi nhà để vay tiền đi buôn lậu. Chưa hết bàng hoàng, Ree lại nghe tin cha mình đã bị giết (xem trailer).
Cảnh trong phim

Cảnh trong phim \\\"Winter\\\'s Bone\\\". Ảnh: Sundance.


Có kinh phí sản xuất thấp nhất (2 triệu USD) trong 10 phim được đề cử, tác phẩm thuộc dòng phim độc lập này là bất ngờ lớn nhất của Oscar năm nay. Nhận được những đánh giá trái ngược từ giới phê bình, Winter’s Bone vẫn giành được 4 đề cử Oscar năm nay. Đáng chú ý là nữ diễn viên 20 tuổi Jennifer Lawrence thủ vai chính trong phim được sánh ngang với các đàn chị tên tuổi tranh giải Nữ diễn viên chính xuất sắc. Liệu Winter’s Bone có làm nên lịch sử cho phim độc lập? Câu trả lời sẽ có vào ngày 27/2.
Nguyên Minh - Theo vnexpress.net

 


Ngủ rồi Lão Tôn

Trả lời #9 vào: 03-06-2011 23:52:12
Phim tâm lý xã hội cực hay: In Love We Trust (Niềm tin tình ái).

Trailler:
[video]http://www.youtube.com/watch?v=HgKtzWFRwOg[/video]


Giới thiệu:
Trúc cùng gia đình đang sống một cuộc sống êm đềm thì phát hiện cô con gái Hợp Hợp bị ung thư máu. Điều duy nhất có thể cứu con là phải dùng tủy của anh chị em ruột thịt để thay thế. Trúc đành tìm đến người chồng cũ để mong cùng anh có thể sinh được một đứa con nhưng bị vợ chồng của người chồng cũ cực lực phản đối…


Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ!

 


Ngủ rồi Lão Tôn

Trả lời #8 vào: 19-05-2011 12:49:02
Phim Desperado - Kẻ liều mạng


Bộ phim theo trường phái chủ nghĩa anh hùng lãng mạn, nhạc cực hay và hình ảnh tuyệt chuẩn…!
Bộ phim nói về một nhạc sĩ đang tìm việc bị nhận lầm là kẻ đâm thuê chém mướn.  Sự nhầm lẫn tại hại đã khiến cho cuộc sống của anh bị vướng vào một mớ bòng bong rắc rối của tình yêu, tội ác và giết chóc.

[video]http://www.youtube.com/watch?v=xZdZv3kT9xk&feature=related[/video]

-Đạo diễn:   Robert Rodriguez
-Diễn viên:   Antonio Banderas
-Thể loại:   Hành động
-Năm sản xuất:   1995


-Giàu tính nhân văn:
[video]http://www.youtube.com/watch?v=sW-rhAb1MiA&feature=related[/video]


-Âm nhạc cực hay:
[video]http://www.youtube.com/watch?v=EZXn0a2lGIg[/video]


Đó là nghệ sĩ chơi tây ban cầm El Mariachi (antonio banderas), luôn cô độc sống ở một vùng quê mexico hẻo lánh buồn tẻ. Ở nơi đây, ai cũng mang trong mình một bí mật và chẳng ai là tuyệt đối trong sạch. và nơi đây, một người có thể là bạn nhưng ngay sau đó có thể trở thành thù.

Anh đang tìm kiếm tên tội phạm khét tiếng Bucho (joaquim de almeida), một kẻ buôn ma túy từng bắn vào bàn tay anh và sát hại người con gái mà anh vô cùng yêu quí. Khi bucho nghe tin anh đang tìm kiếm mình, hắn đã sai người tìm giết anh trước nhưng may sao anh chỉ bị thương và chạy trốn được.

Mọi chuyện trở nên rắc rối thực sự khi anh được một cô gái xinh đẹp carolina (salma hayek) cho ẩn náu và chăm sóc vết thương. Cô làm chủ một hiệu sách ở thị trấn, hiệu sách rất ế ẩm và hoàn cảnh đưa đẩy cô đến bước đường cùng buộc phải đứng vào mạng lưới bán ma túy của bucho. Với đôi mắt ngây thơ trong sáng và đôi môi phụng phịu, cô đúng là điểm sáng trong bộ phim nặng nề đầy cảnh đọ súng với máu me này...

Không mang nhiều yếu tố hiện thực, nhưng đây đúng là một bộ phim hành động lãng mạn đúng nghĩa với những cảnh đọ súng gay cấn, những pha lãng mạn tuyệt vời. Banderas bắn súng như một nghệ sỹ múa ballet theo kiểu “một mình chống mafia” chiến đấu lại hàng tá tay súng của bucho mà không hề dính một viên đạn. Trong cuộc sống thực tại có thể không tồn tại những chuyện như trong phim, ví như một cuộc sống toàn tội lỗi, bí mật, ma túy, bắn giết hay khả năng bắn súng thành thần của các nghệ sĩ tây ban cầm nhưng khán giả lại không hề thất vọng sau khi xem. Trái lại họ cảm thấy như được cùng phiêu lưu mạo hiểm hay tận hưởng cảm giác ngọt ngào lãng mạn như những nhân vật trong phim vậy.


 


Ngủ rồi Tây Đô

Trả lời #7 vào: 14-05-2011 13:28:32
Vô tình đọc được topic \\\"Giới thiệu & bình luận Film hay\\\" của bác Lão Tôn nên em cũng xin một vé để giới thiệu về bộ phim kinh điển Love story. Tuy chưa từng xem phim Love story nhưng em lại nghe khá nhiều lần bài hát chính trong bộ phim này :) đấy (cái này cũng là vô tình thôi bác à :)).
LOVE STORY
[/b][/size]

Đạo diễn: Arthur Hiller
Sản xuất: Howard G. Minsky
Tác giả cuốn sách: Erich Segal
Âm nhạc: Francis Lai
Quay phim: Richard C. Kratina
Hiệu đính: Robert C. Jones
Công ty phát hành: Paramount Pictures
Năm phát hành: December 16, 1970
Thời lượng: 99 min.
Diễn viên:
-Ali Macgraw .... Jennifer Cavilleri
-Ryan O\\\'Neal .... Oliver Barrett IV
-John Marley .... Phil Cavalleri
-Ray Milland .... Oliver Barrett III
-Russell Nype .... Dean Thompson
-Katharine Balfour .... Mrs. Barrett (as Katherine Balfour)
-Sydney Walker .... Dr. Shapely
-Robert Modica .... Dr. Addison
-Walker Daniels .... Ray Stratton
-Tommy Lee Jones .... Hank Simpson (as Tom Lee Jones)
-John Merensky .... Steve
-Andrew Duncan .... Reverend Blauvelt
-Charlotte Ford .... Clerk, Mount Sinai Hospital
-Sudie Bond (as Sudi Bond)
Các giải thưởng:
-Giả Quả cầu vàng cho Bộ phim xúc động nhất
-Giải Quả cầu vàng cho Diễn viên nữ đóng cảm động nhất dành cho Ali MacGraw
-Giải Quả cầu vàng cho Đạo diễn xuất sắc nhất dành cho Arthur Miller
-Giải Oscar cho Âm nhạc hay nhất dành cho Francis Lai
-Giải Quả cầu vàng cho Âm nhạc hay nhất dành cho Francis Lai
-Giải Quả cầu vàng dành cho Kịch bản phim hay nhất dành cho Erich Segal.
Cùng 11 đề cử khác.
Giới thiệu:
Trích dẫn
Đây là một trong những câu chuyện tình nổi tiếng trên màn ảnh rộng, bộ phim Love Story kể về tình yêu giữa cô gái Jenny nghèo khó đến từ đảo Rhode và anh chàng sinh viên luật giàu có Oliver ở vùng Boston. Họ yêu nhau nhưng bị cha của Oliver ngăn cản, ông cho rằng giai cấp của Jenny không xứng đáng với con trai mình. Bất chấp tất cả, Jenny và Oliver vẫn kết hôn với nhau bằng chính tình yêu chân thật của hai người. Ngỡ rằng hạnh phúc sẽ kéo dài mãi mãi thì Jenny bị phát hiện mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo và giờ đây Oliver phải đối diện với sự thật đau lòng rằng trong tương lai không xa, anh sẽ phải sống mà thiếu vắng đi hình bóng của người phụ nữ anh yêu thương nhất trên đời. Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết của Erich Segal này trải qua bao nhiêu năm đã là một minh chứng tuyệt vời cho câu nói nổi tiếng: \\\"Yêu nghĩa là không bao giờ phải nói nên lời hối tiếc\\\". ]

Love Story (Chuyện tình) là một tác phẩm tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng do nhà văn người Mỹ Erich Segal viết năm 1970. Tên đầy đủ của Segal là Erich Wolf Segal. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1937, mất ngày 17/01/2010. Ông từng là sinh viên của Đại học Havard (một trường là đại học danh tiếng và lâu đời nhất tại Hoa Kỳ - từ năm 1636, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ), từng giảng dạy môn văn chương cổ điển Hy Lạp và Latin tại các trường đại học Harvard, Yale và Princeton. Nguyên tác của tác phẩm là kịch bản của một bộ phim cũng do Erich Segal viết.


Hãng phim Paramount đã yêu cầu Erich viết thành truyện để khán giả có thể nắm bắt được cốt truyện. Chuyện phim viết về mối tình lãng mạn giữa một sinh viên luật Harvard con nhà dòng dõi (do Ryan O’Neal thủ diễn) với một nữ sinh viên âm nhạc vào Radcliffe nhờ học bổng (Ali MacGraw). Tiểu thuyết Love Story được xuất bản vào đúng dịp Valentine 14 tháng 2 năm 1970. Nó nhanh chóng được biết đến và được bầu chọn là một trong số những tiểu thuyết bán chạy nhất nước Mỹ năm 1970. Truyện đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Một câu nói trong phim và cuốn tiểu thuyết đã trở thành tuyên ngôn kinh điển của tình yêu: “Yêu có nghĩa là không bao giờ nói lời hối tiếc”. Phần sau của câu truyện Love Story là Oliver\\\'s Story được xuất bản năm 1977.


Bộ phim Love Story được trình chiếu vào ngày 16 tháng 12 năm 1970. Sau đó nó đã đoạt 01 giải Oscar, 05 giải Quả cầu vàng, 2 giải David (của Italia) và 01 giải Golden Screen (Đức). Khi bộ phim được chiếu ở miền Nam Việt Nam (khoảng 1972), nó đã tạo ra một sơn sốt vé ở tất cả các rạp. Người ta chen chúc nhau cố mua vé để vào xem cho bằng được. Trong những năm gần đây, ở Harvard vẫn có lệ mỗi năm cho chiếu phim Love Story vào dịp đón tiếp tân sinh viên.
Thành công của bộ phim còn nhờ có bài hát trong phim do Francis Lai viết, bài Love Story. Đến nay, dù đã qua 40 năm, bài hát này vẫn được nhiều người yêu thích và được xem là một tình khúc bất tử.
Mời cả nhà cùng thưởng thức bài hát chính của phim.
[video size=550 width=400 height=500]http://www.youtube.com/watch?v=5A1KZKksGKE&feature=related[/video]
Nguồn Tổng hợp từ Internet.
[/i]

 


Yes Man!

  • bạn
Trả lời #6 vào: 11-05-2011 09:41:40
Em rất thích và ngưỡng mộ anh chàng Carl Allen trong bộ phim Yes Man. Đây là một bộ phim hài, khá hay và ý nghĩa. Em xin giới thiệu với cả nhà để kiếm bản full về xem.

[video]http://www.youtube.com/watch?v=cBz5IdxITP8[/video]


Yes Man | Phim Hài cực hay

Đạo diễn: Peyton Reed
Kịch bản: Nicholas Stoller, Jarrad Paul, Andrew Mogel
Diễn viên: Jim Carrey, Zooey Deschanel, Bradley Cooper, Rhys Darby, John Michael Higgins, Danny Masterson, Terence Stamp, Rocky Carroll
Thể loại: Hài hước.
Studio: Warner Bros. Pictures
Xuất bản: 2008
Độ dài: 104\\\'

Carl Allen đang sống theo một lối mòn. Anh không bao giờ từ chối các hồ sơ cho vay tại ngân hàng nơi anh đang làm việc. Tuy nhiên, anh lại sẵn sàng từ chối mọi lời mời từ bạn bè để ở nhà nằm dài trên chiếc ghế trường kỷ xem TV. Anh trở thành người đàn ông luôn luôn nói \\\"Không\\\".

Cuộc đời Carl có một bước ngoặt bất ngờ khi anh miễn cưỡng tham dự một cuộc hội thảo, do một vị quân sư \\\"đồng ý tuốt\\\" dẫn dắt. Ông khuyến khích mọi người nên nói \\\"đồng ý\\\" nhiều hơn để thay đổi cuộc sống. Ban đầu, Carl thử đồng ý với mọi thứ bằng một tâm trạng hoài nghi. Nhưng dần dần, anh ta hiểu cần đầu tư cho cuộc đời mình nhiều hơn.

Thái độ của Carl bắt đầu thay đổi sau khi rời khỏi cuộc hội thảo. Tuy nhiên, anh chỉ bắt đầu coi trọng các cơ hội mà cuộc sống mang đến khi gặp Allison. Cô là một người phụ nữ quyến rũ, tình cờ gặp Carl khi anh đang đổ xăng. Cô đề nghị cho anh đi nhờ một đoạn và tất nhiên anh nói \\\"đồng ý\\\".

Yes man với một cốt truyện tưởng như đơn giản nhưng có lẽ chỉ thích hợp với khán giả hơi quá tuổi hăm chút hoặc đã trải nghiệm qua cuộc sống nhiều biến cố thì sẽ cảm thấy phim khá hay và sâu sắc.

 


Ngủ rồi Lão Tôn

Trả lời #5 vào: 09-05-2011 20:20:55
Kể ăn cắp xe đạp - The Bicycle Thief

[video]http://www.youtube.com/watch?v=SLQuSJGzR3Y&NR=1[/video]


Đã từ lâu, giải Oscar Phim nước ngoài hay nhất luôn nhận được sự quan tâm chú ý của toàn thế giới. Giải này chỉ bắt đầu xuất hiện từ giải Oscar lần thứ 22 (1949), và vinh dự đã được trao cho bộ phim Italia The Bicycle Thief (Kẻ cắp xe đạp). Trong lịch sử điện ảnh, đây là một trong số những bộ phim hiếm hoi trên thế giới, gần như có được tất cả những lời khen tặng đẹp đẽ mà một bộ phim có thể nhận được. Và nó hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Giờ đây mỗi khi xem lại ta vẫn thấy xốn xang, bởi nó vẫn còn nguyên giá trị và tươi mới như ngày đầu ra mắt khán giả cách đây 60 năm!

BI KỊCH XÃ HỘI VÀ CÂU CHUYỆN CHIẾC XE ĐẠP.

Kẻ cắp xe đạp là một cuộc tìm kiếm chân giá trị của con người, thể hiện qua tâm hồn của nhân vật chính trong phim.
Lamberto Maggiorani trong vai Antonio, một người đàn ông thất nghiệp bỗng tìm được một công việc như ý, nhưng đòi hỏi ông phải có 1 chiếc xe đạp. Ngay ngày đầu tiên làm việc, chiếc xe đã bị ăn cắp, Antonio và cậu con trai nhỏ Bruno (Enzo Staiola) bắt đầu cuống lên đi tìm lại chiếc xe, trong quá trình đi tìm xe họ đã học được những bài học giá trị. Bộ phim tập trung vào mối quan hệ cha-con và cuộc sống của những người nghèo, người thất nghiệp ở Ý sau chiến tranh.

Có một chi tiết rất ấn tượng mà có lẽ đạo diễn đã sắp xếp, một sự tương phản sáng tối rất rõ nét. Đó là khi Ricci cùng viên cảnh sát lên khám nhà kẻ bị tình nghi mà không thấy có gì lạ, anh buồn bã trở về, gọi Bruno đi cùng. Tại cảnh này có hai mảng đường sáng tối rõ rệt. Ricci đi vào bên có nắng chiếu sáng, với ẩn ý ngầm ở đây là Ricci là một người thật thà chất phác, bị thế lực đen tối đẩy đến đường cùng.

Một cảnh nhấn mạnh diễn tả tâm trạng khác là đoạn Ricci nảy ra ý định lấy trộm chiếc xe dựa cạnh ô cửa một ngôi nhà gần đó, anh đi qua đi lại, định tiến tới gần chiếc xe rồi lại thôi, dường như tâm trạng anh đã bị giằng xé giữa việc lấy trộm chiếc xe và không hành động gì.sau đó phải đưa tiền cho con đi mua vé Tàu trước rồi mới hành động. Bi kịch lớn nhất của Ricci không phải là đã không tìm được xe, đã lấy trộm xe, đã để bị bắt lại… mà là lấy trộm xe để bị bắt trước mắt cậu con trai.Thông thường mà rơi vào tình huống đó, nhiều người sẽ nghĩ hình ảnh người cha đáng kính trong mắt cậu bé từ đó sụp đổ, nhưng không, cậu bé đã rất người lớn, cậu tỏ vẻ hiểu cha, cậu thậm chí còn là chỗ dựa tinh thần của người cha vào thời điểm đó.
 
Kết thúc bộ phim, vấn đề của nhà Ricci vẫn chưa được giải quyết, đơn giản là vì đó là vấn đề của xã hội, một vài cá nhân không thể thay đổi được.

Dòng phim “Tân hiện thực” đúng như tên gọi của nó mang rất nhiều ý nghĩa. Hầu hết đề cập đến cuộc đời của tầng lớp lao động, sống trong bối cảnh nghèo nàn và mang những thông điệp nhắn nhủ về một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mà sự giàu có được phân phát đồng đều tới mọi tầng lớp trong xã hội. Các tác giả đã nhìn nhận những chi tiết chân thực này với con mắt nhân văn. Bộ phim không e dè và rất thẳng thắn khi thể hiện một thế giới tiêu cực bị bóp méo đến thảm hại bởi chính con người.
 
TÁC PHẨM KINH ĐIỂN CỦA ĐIỆN ẢNH Ý.
Năm 1999, bộ phim Children of Heaven của Iran đã được đề cử phim nước ngoài hay nhất. Trong phim có một cảnh quay cảm động khi người cha nhấc con mình ngồi trên gióng xe, và đưa cậu bé đến một miền đất trù phú… Cảnh này quá quen thuộc với những ai đã từng xem Kẻ cắp xe đạp. Những chủ đề như thế thường sống mãi với thời gian: Một người đàn ông rất yêu gia đình, và tìm mọi cách để bảo bọc cái gia đình ấy, nhưng xã hội lại luôn gây ra những khó khăn cản trở! Ai mà chẳng nhận ra những sự trùng hợp này với Kẻ cắp xe đạp!

Ngay từ lúc ra mắt, Kẻ cắp xe đạp đã đón nhận sự hoan nghênh của công chúng khắp thế giới. Tạp chí điện ảnh Sight & Sound của Anh đã bầu chọn đó la bộ phim hay nhất và nó giữ vững vị trí này trong suốt 10 năm liền (mãi đến năm 1962 mới bật ra khỏi bảng xếp hạng).
Trước năm 1949, giải Oscar vẫn chỉ trao cho những bộ phim nói tiếng Anh, chứ chưa có giải dành cho phim nước ngoài. Nhưng sự nổi bật của Kẻ cắp xe đạp đã khiến Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ phải phá lệ và tặng cho nó tấm bằng khen danh dự. Và từ năm sau, trong các hạng mục của giải Oscar đã bổ sung thêm giải dành cho Phim nước ngoài hay nhất. Kẻ cắp xe đạp chính thức được xem là bộ phim nước ngoài đầu tiên đoạt giải Oscar.

Nhưng danh giá nhất là cuộc bầu chọn tại Hội chợ triển lãm quốc tế Bruxelles (Bỉ) tháng 10/1958. Ban giám khảo là những đạo diễn tên tuổi của điện ảnh thế giới đã chọn Kẻ cắp xe đạp là một trong số 12 phim hay nhất của mọi dân tộc, mọi thời đại. Danh dự cao quý đó vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay.

Năm 1988, nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra đời của Kẻ cắp xe đạp, bưu điện Italia đã đưa bộ phim lên tem. Năm 2008, nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra mắt, bản phim đen trắng 35mm Kẻ cắp xe đạp đã được phục chế và in bản mới để chiếu tại cụm rạp Lincoln Plaza (trung tâm Broadway, Mỹ) trong suốt nhiều tuần liền.


 


Ngủ rồi Lão Tôn

Trả lời #4 vào: 09-05-2011 19:47:16
Khi đàn sếu bay qua


Xem film tại đây: Click here



Giới thiệu: Bộ phim là cuộc sống giản dị ở một gia đình Soviet trong những năm trước chiến tranh Vệ quốc. Trụ cột gia đình là bác sĩ Fyodor Ivanovich, ông sống cùng con gái là Irina và con trai Boris, bên cạnh họ còn có mẹ của Fyodor và một cháu trai Mark. Bộ phim xoay quanh câu chuyện tình yêu của Boris và Veronika - một cô gái cũng có gia đình riêng, cùng làm việc ở một nhà máy với anh. Boris thường gọi cô là \\\"Belka\\\" (con sóc). Chiến tranh bùng nổ, theo tiếng gọi của sự nhiệt tình và lòng yêu quê hương - đất nước, Boris tình nguyện nhập ngũ cùng với bao thanh niên ra mặt trận chống lại quân xâm lược Đức. Veronika rất buồn và nhớ Boris.

Ở chiến trường, Boris không may bị bắn chết trong đầm lầy khi đang cứu một đồng đội. Tuy nhiên, người ta chỉ thông báo là Boris đã mất tích, Veronika và gia đình anh không biết rằng thực ra anh đã hi sinh. Phát xít Đức bắt đầu tấn công ồ ạt về phía Đông, các gia đình ở thành phố ấy vẫn hàng ngày bị bom đạn khủng bố trong đêm. Họ phải ẩn náu trong các hầm ngầm dưới thành phố. Trong lúc chiến sự, Veronika rời khỏi hầm, khi cô về nhà thì toàn bộ khu tập thể đã bị đánh sập. Không có tin tức gì về bố mẹ của Veronika, vì vậy Fyodor Ivanovich mời cô về sống cùng gia đình mình.

Mark - người đã theo đuổi Veronika từ lâu - có trách nhiệm chăm sóc, ở bên cạnh bầu bạn với cô, nâng đỡ tinh thần cô. Hiển nhiên là Mark yêu Veronika lắm, nhưng cô luôn từ chối anh ta, vì cô vẫn đang đợi Boris trở về. Tuy nhiên, khi Veronika ở lại một mình với Mark trong lúc quân Đức ném bom, mọi thứ đều không nhìn được rõ ràng, hắn đã chiếm đoạt Veronika. Một cảm giác tủi nhục nhã đã xâm chiếm lấy Veronika, thế rồi Veronika và Mark cưới nhau, cả gia đình vẫn cho rằng rằng cô đã phản bội Boris. Các gia đình bắt đầu sơ tán về phía Đông để tránh xa những cuộc đổ bộ sắp tới gần của quân Đức, họ phải sống trong những khu tập thể tạm thời. Fyodor Ivanovich, Irina và cả Veronica vào làm việc trong một quân y viện. Mark thì dành toàn bộ thời gian để tiệc tùng và chơi nhạc. Anh ta và Veronika rõ ràng đều cảm thấy tẻ nhạt dần trong cuộc sống hôn nhân. Khi một thương binh ở bệnh viện quá kích động vì nhận được thư bạn gái nói rằng cô đã rời bỏ anh, Veronika vô cùng lúng túng và chạy như bay ra ngoài.

Ít lâu sau, Fyodor Ivanovich phát hiện ra Mark được hoãn tòng quân không phải vì anh ta được cân nhắc có thể miễn cho người có tài như anh thỉnh cầu hay không, mà vì Mark đã hối lộ cho một công chức dưới cái tên của Fyodor. Ông cũng nhận ra rằng Mark không chỉ phản bội nước Nga, mà còn phản bội tất cả mọi người trong gia đình và lợi dụng Veronika. Fyodor Ivanovich đã chạm mặt Mark và đuổi hắn ra khỏi nhà, trong khi Veronika chấp nhận ở lại và tha thứ cho gia đình từng gọi cô là \\\"kẻ phản bội\\\" Boris. Những ngày tháng cuối cùng của thời chiến thế rồi cũng đến, một người lính xuất ngũ biết rõ về cái chết của Boris trên đường trở về quê hương đã cố gắng đi tìm gia đình anh để báo tin. Khi Veronika biết chuyện, cô nhất quyết không tin, nói rằng Stepan - người bạn cùng Boris ra trận - mới biết chắc chắn chuyện gì đã xảy ra với Boris. Ngày chiến thắng, Veronika gặp lại Stepan và được xác nhận Boris thực sự hi sinh.

Bộ phim kết thúc trong sự hi vọng về một cuộc chiến tranh vừa chấm dứt : Stepan khẳng định rằng họ không bao giờ quên đi những con người đã mãi mãi ra đi trong chiến tranh, cũng như hòa bình sẽ luôn được gìn giữ.

Năm sản xuất: 1957
Quốc gia: Liên Xô
Nhà sản xuất: Mosfilm
Đạo diễn: Mikhail Kalatozov
Thể loại: Tâm lý - Tình cảm
Biên kịch: Viktor Rozov
Giải thưởng: Cành cọ vàng - LHP Cannes (1958)
Thời lượng: 97 phút

Diễn viên: Tatyana Samoilova (Veronika), Aleksey Batalov (Boris), Vasily Merkuryev (Fyodor Ivanovich - bố của Boris), Aleksandr Shvorin (Mark), Svetlana Kharitonova (Irina - chị gái của Boris), Konstantin Nikitin (Volodya), Valentin Zubkov (Stepan), Antonina Bogdanova (Bà nội của Boris), Boris Kokovkin (Tyernov), Yekaterina Kupriyanova (Anna Mikhailovna), Valentina Ananyna, O.Dzisko, Klarina Frolova, Leonid Knyazev, Yu.Kulikov, Pyotr Merkuryev, Daniil Netrebin, Aleksandr Popov, I.Preis, T.Shamshurin, Nikolai Smorchkov, Galina Stepanova, Adrian Viador (Mark - lồng tiếng), Valentina Vladimirova...

 


Ngủ rồi Lão Tôn

Trả lời #3 vào: 09-05-2011 19:44:33
[video]http://www.youtube.com/watch?v=jwMB64RRCTs[/video]


Nội dung:

Casablanca là một bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới, do hãng Warner Brothers sản xuất năm 1942, Michael Curtiz đạo diễn, hai vai chính do Humphrey Bogart và Ingrid Bergman đóng.

Bộ phim được đề cử 8 giải Oscar và được trao 3 giải chính là: đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản phim hay nhất và phim hay nhất.

Năm 1998, Viện Điện ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute) đã bình chọn Casablanca là bộ phim đứng thứ hai trong 100 phim hay nhất mọi thời đại, sau Công dân Kane (Citizen Kane, 1941).

Năm 2005, Casablanca lại trở thành bộ phim dẫn đầu top 100 xét về lời thoại trong phim hay nhất mọi thời đại của Viện Điện ảnh Hoa Kỳ.

Cũng trong năm 2005 Tạp chí Time bình chọn Casablanca là một trong 100 phim hay nhất mọi thời đại.

Ngày 6 tháng 4 năm 2006 kịch bản của bộ phim Casablanca được Hội Tác giả Mỹ (WGA) bình chọn là kịch bản hay nhất trong danh sách 101 kịch bản hay.

Ca khúc As Time Goes By do Herman Hupfeld viết năm 1931 và Jimmy Durante hát trong phim Casablanca được rất nhiều thế hệ yêu điện ảnh ưa thích. Bài hát cùng tên Casablanca cũng là tác phẩm âm nhạc có nhiều người hâm mộ.

 


Ngủ rồi Lão Tôn

Trả lời #2 vào: 09-05-2011 19:36:28
Bi, đừng sợ!


[video]http://www.youtube.com/watch?v=cjhTO3AfMho[/video]


Trong film có những cảnh “người lớn”, trẻ em dưới 18 không nên xem. Những bạn khác nên thận trọng trước khi quyết định xem.

“Bi, đừng sợ” là bộ phim gây nhiều tranh cãi của đạo diễn “kiệm lời” Phan Đăng Di. Bộ phim sẽ làm thất vọng những người muốn xem phim để nghỉ ngơi, giải trí đơn thuần. Nhưng bộ phim lại làm cho những ai luôn trăn trở với xã hội phải nghĩ suy. Đặc biệt, những người đàn ông, nên xem bộ phim này để chia sẻ hơn với mẹ, với chị, với vợ mình… Và đặc biệt, cần có trách nhiệm hơn với xã hội!

Nước và nước đá của Phan Đăng Di đóng một vai chính yếu trong phim. Nước mang tính ẩn dụ và là ngôn ngữ hình ảnh đắt trong phim. Nước là \\\"chất chuyển\\\", là một \\\"nhân vật ẩn\\\" và đầy triết lý... Nước xoa dịu những nhọc nhằn của bố Bi dưới vòi sen, nước làm nguội đi cơn cháy bỏng của cô Bi hay cuốn trôi hình ảnh cậu học trò trần truồng trong bể bơi, nước cũng bao bọc những hồn nhiên của Bi trong hình ảnh quả táo, lá phong. Nước là mồ chôn của con thằn lằn khốn khổ, nước để ông Bi và bố Bi xoa nguội sự đau đớn, nứơc để nhẹ lòng 3 người con từ tay bà vú sau đám tang người ông… cứ như thế nước giải cứu tất cả, chuyển đổi tất cả, tan chảy và đóng băng. Nước là một chất chuyển của sự sống, nhưng nước trong “Bi đừng sợ” còn là sự luân chuyển và cứu rỗi.
Tìm ra một thông điệp rõ ràng theo lối những câu chuyện đạo đức đầy rẫy sẵn lòng chiều chuộng khán giả với trường hợp của “Bi, đừng sợ” có lẽ là một công việc khó khăn. Nhưng có thể khẳng định “Bi, đừng sợ” đã làm đựơc điều mà không nhiều các nhà làm phim Việt Nam có thể làm.


Tiếng nói từ đáy tim những người đàn bà.

Thế giới của Bi có thể không đại diện cho một đại đa số thế giới của những gia đình HàNội xinh đẹp, nhưng những điều mà đạo diễn Phan Đăng Di đã chuyển tải trong bộ phim khi miêu tả thế giới của Bi chắc là những tuyên ngôn mạnh mẽ nhất về những mối quan hệ gia đình và xã hội. Trong thế giới đó những điều tưởng chừng là gốc rễ lâu năm đang đựơc đạo diễn soi rọi lại bằng một góc nhìn nghiêm khắc và đầy lòng tự trọng. Lòng tự trọng của một người đàn ông.

 “Lá Phong mọc ra từ cây Phong, cây Phong mọc ra từ rừng Phong.” Phim không nhiều thọai nhưng những câu thọai đều chuyển tải những thông điệp. Đọan thọai giữa Bi và người ông như đã mặc định một thông điệp lớn: Bi và ông cũng như người bố của Bi là những thành phần của rừng phong, từ cây phong - bố Bi đã có Bi – lá Phong, và người ông – rừng phong chính là nơi dung dưỡng cây Phong. Bi có gốc gác có nguồn cội và từ cây phong sẽ không có những lá gì khác ngoài lá phong. Hình ảnh bố của bi trong một lần say mèm dùng đá lạnh ướp mặt và không thể đối thọai với ông của Bi đã làm vỡ cục nứơc đá có 2 chiếc lá Phong mà Bi đã ướp trứơc đó là một hình ảnh ẩn dụ giàu sức nặng. Bi có lẽ đã kết dính 2 ngừơi bằng nứơc đá, nhưng hình ảnh cục nứơc đá vỡ đôi mỗi bên một chiếc lá Phong đã nói lên nhiều điều…

Bố Bi là một nhân vật có lẽ trung tâm trong suốt những lát cắt mà đạo diễn mang tải để chuyển đến người xem thế giới của Bi. Bố Bi không đựơc thể hiện rõ làm nghề gì. Đó có thể là bất cứ người đàn ông nào của xã hội hiện đại. Anh mắc kẹt trong một không khí giao tiếp xa lạ với người bố  đã bỏ ông (anh) đi từ khi ông còn rất nhỏ. Vợ anh là một phụ nữ còn giọng nam bộ nhưng giờ đang nói khẩu âm gần với một phụ nữ đất kinh kỳ. Anh có một đứa con nhỏ, một phụ nữ hết mực yêu thương và ngoan ngõan. Luôn khao khát và chờ đón tình yêu từ anh. Nhưng anh, với một tâm thế biếng hèn kỳ lạ không nguyên cớ, cứ ngày này qua ngày khác đắm chìm trong những cốc bia hơi. So sánh đời thực với phim ảnh là một chuyện không nên chút nào theo kiểu những điều đó không có trong xã hội, bôi đen thực tế. Nhưng không thể phủ nhận điều Phan Đăng Di đã rất dũng cảm chỉ ra trong một đất nước đắm chìm liên miên trong những bữa nhậu tan tầm của đám đàn ông công sở. Bia rượu đang ngày ngày bào mòn những nguời bố công sở, họ trốn tránh trách nhiệm của người cha, người chồng. Những thứ áp lục đó đáng lẽ khiến họ mạnh mẽ hơn thì lại đẩy họ tới những cốc bia và những quán gội đầu thanh nữ rẻ tiền “bốn mươi hay bốn nhăm”.

Đọan thoại giữa bà Vú và mẹ Bi giống như một tiếng thở dài của những người phụ nữ trong một xã hội mà nam quyền vẫn được thể hiện quá rõ rệt. Bà Vú kể rằng trong những năm tháng khó khăn mà việc giết mổ một con gà còn phải giấu diếm thế mà bà Vú và bà nội của Bi – những người phụ nữ của một giai đọan đất nước  khó khăn vẫn có thể lo cho ông Bi như một ông vua. Thế nhưng, những gì tốt đẹp nhất ông đã bỏ lại đâu đó. Giờ đây ông trở về với một thân thể tàn dại, nhưng vẫn cứ mặc nhiên là một người “to” nhất nhà. Từng ánh mắt của những người phụ nữ trong gia đình mỗi bữa cơm, mỗi lời nói đều nhất cử nhất động chăm chú theo những tín hiệu từ ông. Đó là những đặc quyền của một xã hội mà những nguời phụ nữ dường như chưa bao giờ thoát khỏi bóng dáng gia trưởng của những người đàn ông.
Những lát cắt những con người quanh Bi đựơc đạo diễn thể hiện chỉ với rất ít những hình ảnh và lời thọai. Nhưng đã khắc họa rõ rệt tính cách của các nhân vật này.

Cô của Bi là một gái già, nhưng gái già thì cũng có những mơ ước. Những mơ ước ấy có  không đựơc sự đồng thuận của số đông người xem đầy đạo đức. Nhưng với tôi, hình ảnh người cô ấy đáng thương nhiều hơn là đáng khinh. Cô mang nhiều mơ mộng về môt cậu học trò với gương mặt sáng láng. Trong một cảnh quanh hết sức tinh tế khi đối diên với cô là người tình mai mối đang gặm rau ráu những con cua và tợp bia từng ngụm. Thì cô giáo lại thả hồn mình vào một chiếc khinh khí cầu đang lênh đênh ngoài biển. Trong một trừơng đọan khi đạo diễn để cô làm tình ngoài biển, tôi không thấy gì khác ngoài bản năng của hai người khác giới khỏe mạnh đang độ tuổi ngoài 30 quan hệ với nhau. Cô có dâm không? Thưa rằng cứ cho là có thì cũng chẳng sao cả, không dám đao to búa lớn nhưng tôi cảm thấy Phan Đăng Di đã dũng cảm để những nhân vật nữ của mình bày tỏ khát khao và đi tìm những hạnh phúc của mình. Cô có thể mang mãi trong mình hình ảnh tình cảm trong trẻo của cậu học sinh đã nhường chỗ cho cô trên một chuyến xe buýt mệt nhọc. Nhưng cô cũng có thể thỏa mãn những nhu cầu xác thịt của cô với gã nhân tình người thầu xây dựng khỏe mạnh. Ai có quyền nói rằng cô làm những điều ấy là vô luân hay thiếu nhân cách? Tôi e rằng chính nhân vật nữ này cùng với mẹ của Bi cần được bênh vực nhiều hơn về đủ mọi thiệt thòi mà một xã hội cũ kỹ đã đè nén họ. Cách cô dùng nước đá để tự - thỏa - mãn hay tự - làm - nguội mình có lẽ là một chi tiết xúc động…

 Như một nhà đấu tranh cho nữ quyền, Phan Đăng Di tạo nên một nhân vật người Mẹ, một phụ nữ miền Nam nói giọng Bắc hết sức thuyết phục. Mẹ của Bi có thể là một hình ảnh phụ nữ tảo tần và hết sức phục vụ cho chồng cũng như Bố chồng trong từng lời nói và cử chỉ. Cũng có thể là một người đàn bà khao khát đựơc yêu (một cách hết sức chính đáng) đến mãnh liệt với chồng của mình. Mẹ Bi chủ động và cáng đáng mọi viêc khi Bố Bi chỉ có thể buông thỏng một câu “mọi việc đã có nhà con lo”. Mẹ Bi cùng bà vú làm tất cả mâm cỗ cho họ hàng cơ quan, mẹ Bi là người duy nhất cùng Bi ra viếng mộ Ông Bi sau một năm ngày giỗ, cũng là người tô son cho ông Bi, người an ủi ông của ông Bi bằng những tình cảm và thiên chức hết sức dịu dàng và thông cảm với bản năng một người phụ nữ. Tôi thích cái cách Di để câu chuyện dung dị của mình ẩn chứa những tình cảm mãnh liệt đến thế, khi người bố chồng đau đớn bệnh tật ê chề nức nở lên trong bầu ngực của Mẹ Bi. Thích cái cách Bi để một cảnh dài thật dài khi Mẹ Bi đòi được yêu bằng cách vọc tay vào quần chồng, và ngay cảnh sau phải kéo bỉm lau rửa cho ông Bi. Có xót xa cho người phụ nữ không khi chứng kiến thế giới của mẹ Bi: Một người chồng từ chối yêu và trút lên cô chỉ toàn những ê chề và thất bại từ bên ngoài. Một ông bố chồng bệnh tật mà cô luôn cun cút sợ hãi, phục vụ. Quẩn quanh những bối cảnh mẹ Bi xuất hiện luôn là nhà bếp, giừơng ngủ, rồi lại nhà bếp phòng ngủ…

Bi, đừng sợ!

Bi quá ngây thơ trong trẻo và hồn nhiên. Em có một thế giới của riêng mình. Bi, không giống chúng ta- không sợ dù chung quanh em là những thế giới mệt mỏi và nhiều nặng nề của người lớn. Bi không giống chúng ta- không sợ cái bô nứơc tiểu với con thằn lẵn dãy chết, Bi không sợ xác chết của người ông khi em nằm lên và gọi Bố đến cùng, Bi không sợ một đám lau sậy mênh mông dọc sông Hồng với những người bùn.

Bi có thể sẽ trở nên giống Bố, giống Ông, những người đàn ông chắc chắn ảnh hưởng lớn đến Bi như lá phong cây phong và rừng phong. Cứ coi cách Bi nói chuyện với mẹ theo kiểu, con sẽ uống bia để làm đàn ông giống bố, thì người xem hay đạo diễn hẳn cũng đã lo lắng nhiều cho Bi lắm. Bạn hay người thân của Bi có thể là An một nạn nhân của lạm dụng tình dục đồng giới. Bi cũng có những giấc mơ và bí mật bị đe dọa qua hình ảnh quả dưa hấu, quả táo, lá phong trong nứơc đá, hoa cứt chó, hay cánh diều đơn độc giữa bầu trời xung quanh là những người bùn trần truồng…

Nhưng trên hết như thông điệp mà ngay từ đâu đạo diễn đã lựa chon cho phim của mình là: Bi, đừng sợ!!!

Theo Facebook Hải Triều

 


Ngủ rồi Lão Tôn

Trả lời #1 vào: 09-05-2011 19:30:26
Danh sách các phim kinh điển:


1, Cuốn Theo Chiều Gió (Gone With The Wind - 1939)
2, CASABLANCA
3, Roman Holiday ( Kỳ Nghỉ Lãng Mạn)
4, Doctor Zhivago (Bác sĩ Zhivago)
5, The Godfather (Bố Già - 1972)
6, 12 Angry Men (1957)
7, A farewell to arms (Giã từ vũ khí - 1932)
8, It\\\'s A Wonderful Life (Cuộc Đời Tuyệt Đẹp - 1946)
9, Love Story (Chuyện Tình - 1970)
10, Annie Hall (1977)
11, Citizen Kane (1941)
12, Lawrence Of Arabia (Lawrence ở xứ Arập - 1962)
13, The Graduate/Sinh Viên Tốt Nghiệp (1967)

Nhờ các bạn giới thiệu và liệt kê thêm, cảm ơn!