Tác giả Chủ đề: Bài học từ đời thường...  (Đã xem 16507 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #14 vào: 06-05-2011 11:55:24
Chào các bạn!

Trong cuộc sống,  hằng ngày tôi chứng kiến khá nhiều điều nghịch lý. Có những điều nghịch lý dường như đã trở thành bình thường, chẳng ai thèm nghĩ suy đến nó nữa...

Chuyện là thế này. Mỗi năm Tết về, tôi đều dành vài ngày về quê thăm bà con, bạn bè. Trong những ngày đi chúc tết, theo tập tục, gặp trẻ con, người già ai cũng lì xì mừng tuổi…

Qua quan sát, tôi thấy thế này:  Khi đám bạn chúng tôi đến thăm một người bạn nay đã có chút gọi là thành đạt, nhà cửa khang trang. Mừng tuổi cho con người bạn này ai cũng rút tờ 100 – 500 ngàn. Rồi qua nhà một người bạn khác, anh là một nông dân nghèo. Đứa con của anh chỉ nhận được những tờ tiền mừng tuổi từ 10 – 50 ngàn. Tôi thì làm điều ngược lại, ai cũng trố mắt nhìn…, làm tôi ngại đến tía cả mặt!

Trở lại thành phố. Một ngày nọ, ông sếp của tôi bị bệnh. Vào thăm ông, ai cũng nho Mỹ, sữa ngoại loại đắt nhất. Những thứ này ngày thường ông đã dư, nay bệnh lại càng dư hơn. Trong lúc đó, một người bạn là nhân viên quèn cũng nằm viện, chỉ lèo tèo vài người bạn thân đến thăm. Món quà thăm bệnh cũng chỉ mấy ký cam loại xoàng, vài hộp sữa loại thường.

Tôi thầm ước, giá như  hoán đổi được 20% món quà đó từ ông sếp bụng bự qua cho anh nhân viên quèn gầy tong thì hay biết mấy nhỉ! Ấm ức, đem chuyện tâm sự với anh bạn thân thì anh này trợn mắt: Bộ mày khùng hả?...

Thực sự, tôi không hiểu… Tại sao???

 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #13 vào: 28-04-2011 13:48:20
Chọn cách nhẹ nhàng


Chào các bạn!
Chắc các bạn đã từng nghe qua lời bài hát: \\\"Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai...?\\\"

Lẽ thường ngày, XLSG vẫn muốn chọn việc nhẹ nhàng, nhưng nhiều khi muốn cũng không được. Có lẽ vì số phận chăng?

Hôm nay, XLSG cũng nói về chuyện \\\"nhẹ nhàng\\\", nhưng là chuyện chọn thái độ sống nhẹ nhàng.

Chuyện là thế này. Nhóm chúng tôi có 4 người bạn quen nhau qua hội cờ tướng trên mạng. Một ngày nọ, một người bạn ngỏ lời mượn chúng tôi một ít tiền, mỗi người chỉ độ 5 triệu. Anh ta nói là gia đình gặp khó khăn, con đang nằm viện.

Bẵng đi sau 1 năm, chẳng thấy người bạn đó nhắc lại món nợ cũ. Anh ta cũng ít liên hệ với chúng tôi nữa, rất khó liên hệ... Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi biết được là anh ta chẳng khó khăn như lời anh ta nói.

Trước thực tế phũ phàng đó, hai người bạn của tôi có hai phản ứng khác nhau. Một người thì cay cú, nói là bị lừa, tìm mọi cách đòi nợ người bạn kia cho bằng được...

Một người thì chỉ cười một cách thanh thản. Hỏi chuyện, anh ta đáp: \\\"Thế là còn may. Tốn có 5 triệu bạc mà mua được cái lý lịch thật của nó thì quá rẻ, có gì đâu mà phải buồn, phải cay cú...?\\\" Không chỉ lần đó, sau này người bạn này của tôi lại bị người vợ trẻ ly dị sau khi đã sang tên xong giấy tờ nhà. Gặp lại, anh ta vẫn cười: \\\"may ông ạ, may không thì trọn đời tui phải sống với ác phụ...\\\" Dường như mọi chuyện đối với anh ta đều trở nên bình thường, nhẹ nhàng....?

Tôi không bàn đến đúng sai trong thái độ của hai người bạn kể trên. Nhưng tôi thường làm theo thái độ sống của người bạn thứ hai, vì tôi muốn... nhẹ nhàng! (Hoặc có thể tôi không đủ mạnh mẽ?)Tôi thích cái cách giải thích của người bạn đó: \\\"Quá rẻ! Chỉ nhiêu đó mà mua được bản lý lịch thật.\\\"

Tôi có sai khi chọn phần \\\"nhẹ nhàng\\\"? Mong các bạn cho chút lời khuyên.

Rất cảm ơn các bạn. Chúc các bạn kỳ nghĩ lễ vui vẽ!

 


Ngủ rồi hk2007

Trả lời #12 vào: 19-04-2011 12:05:47
Xin kể câu chuyện xảy ra trên đường gần đây.
Buổi sáng vào giờ cao điểm, ai cũng chạy xe vội. Tớ cũng vậy. Thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu vàng, tớ thắng hơi gấp kịp dừng xe trước vạch trắng. Ầm, xe và người ngã. Một thanh niên \\\"bảnh bao\\\"- người đi xe thúc vào mình phía sau nhưng không ngã- không ngớt miệng quay lại mắng: \\\" Sao không chạy qua nhanh...bên kia xe chưa qua... đúng là chẳng giống ai\\\".
Luật giao thông đã được ban hành và người tham gia giao thông phải học luật để được phép giao thông. Chẳng cần giải thích thì cũng rõ người thanh niên bảnh bao kia sai như thế nào.

Mượn câu chuyện trên để nói ý khác: luật được ban hành nhưng không ít người không thực thi, thậm chí có những thái độ hoặc hành động đi ngược lại. Vậy những nếp xưa hay nếu không được nhắc nhớ thì nó sẽ biến mất trong một ngày nào đó huống chi còn nghĩ tới nó được thực hiện ra sao.
Những người may mắn thì biết được phép phải lột nót, tắt máy xe dẫn bộ khi đi ngang qua đám tang. Những người thiếu may mắn hơn thì chỉ còn biết lột nón khi đi qua đám tang. Người thiếu may mắn nhất thì chẳng còn biết gì về những phép tắc xã hội cả. Người này là ai? Chắc chắn là thế hệ tiếp nối nếu chúng ta không nhắc nhớ lại những việc này một cách thường xuyên. Và điều quan trọng hơn là bản thân phải làm gương trước. Tớ sẽ thử bằng cách mỗi khi đi chung với con ngang qua một đám tang, tớ sẽ lột nón và tắt máy xe dẫn bộ trong điều kiện giao thông cho phép.

Thân,

 


Ngủ rồi Vô Thường

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 16
  • Thích 0
Trả lời #11 vào: 19-04-2011 09:38:20
Xin chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với Xích lô SG, mình cũng đã từng suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này (đôi lúc cũng thấy lẩn thẩn), đúng là bây giờ chúng ta cần thay đổi \\\"đời sống mới\\\", nhưng câu chuyện chỉ nhắn nhủ hàm ý rằng: Văn hoá ứng xử với xã hội thì thời nào cũng cần thiết, và chúng ta có thể thay đổi cách ứng xử cho phù hợp, nhưng sự tôn trọng với những người đã khuất dù đó là ai và trong bât cứ hoàn cảnh nào thì cũng ko bao giờ lỗi thời. Văn ko hay nên mượn bài báo của tác giả Phạm Phú Phong bàn về vấn đề này mà mình đã từng được đọc 1 lần trong sách của tác giả, nay tìm thấy có trên mạng nên chia sẻ cùng mọi người.

Lời chào tương lai
(Phạm Phú Phong)



Một người bạn đồng nghiệp có lần đã than phiền với tôi rằng, có hôm chở con đi trên đường, gặp đám tang đi ngang qua anh ngả mũ chào, mọi người nhìn anh cứ như người từ hành tinh khác đến. Con anh giận dỗi, cho anh là người hâm, vì chung quanh anh không ai làm thế. Anh trở nên lạc lõng giữa mọi người và con anh lấy đó làm xấu hổ. Nghe chuyện, tôi đành an ủi bạn: “Biết làm sao được. Đừng trách cháu, thời buổi này nó thế!”.

Những giá trị văn hóa đích thực có bao giờ lỗi thời, cổ hủ?

Hằng ngày, do phải vật lộn với miếng cơm manh áo trong thời buổi kinh tế thị trường, làm cho người ta không quan tâm đến những hành vi nhỏ nhặt, nhưng lại là cơ sở, là nền  tảng văn hóa. Ngay cả trong các giáo trình giảng dạy về cơ sở văn hóa Việt Nam trong các nhà trường, người ta cũng chỉ quan tâm đến những điều lớn lao, những triết lý sâu xa, mà quên đi những ứng xử trong thực tiễn đời sống. Thời này, mấy ai còn lưu tâm giáo dục con cái trong quan hệ xã hội “Giấy rách phải giữ lấy lề”, trong nhà phải kính trên nhường dưới, ra đường gặp người lớn phải vòng tay cúi đầu chào, gặp đám tang phải ngả mũ... chứ chưa nói đến chuyện lớn lao như câu \\\"kiến nghĩa bất vi\\\"… Những chuyện quá nhỏ nhặt và xưa như trái đất ấy, vậy mà đôi khi nó góp phần hình thành nhân cách, bản lĩnh con người.

 Ngay cả trong các giáo trình giảng dạy về cơ sở văn hóa Việt Nam trong các nhà trường, người ta cũng chỉ quan tâm đến những điều lớn lao, những triết lý sâu xa, mà quên đi những ứng xử trong thực tiễn đời sống.
 
Cũng có thể xã hội thay đổi làm cho quan niệm xã hội cũng thay đổi, và thế hệ chúng tôi đã trở nên lạc hậu. Nhưng là người làm cha, làm mẹ, ai chẳng sống vì mục tiêu lớn nhất là giáo dục con cái nên người. Tôi giải thích với con tôi rằng, ngả mũ chào đám tang đi qua không phải là hành vi mê tín mà chính là đạo lý làm người. Đó là cái chào đưa tiễn cuối cùng, thể hiện tính người của con người để tiễn đưa sự giã biệt trần gian, đi về thế giới bên kia. Tôi không biết thế hệ nào được giáo dục cẩn thận hơn, thế hệ nào tiếp thu tốt hơn, đúng hơn bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc. Nhưng thế hệ chúng tôi, thế hệ quốc văn giáo khoa thư (thời đó, cái gì là đạo đức, là tốt đẹp, là văn hóa đều đồng nghĩa  với Quốc văn giáo khoa thư hoặc Luận lý giáo khoa thư), từ bé đã ý thức được rằng: \\\"Mỗi khi nghe tiếng quốc ca/ Đứng gần nghiêm chỉnh, đứng xa hướng về\\\". Bây giờ, ngay trong các buổi lễ trang nghiêm, sao vẫn cứ lộn xộn bát nháo cả lên. Mặc cho ai chào cờ cứ chào, việc mình mình cứ làm. Ngay cả khu phố tôi ở, mấy năm liền được công nhận danh hiệu là khu phố văn hóa, nhưng lá cờ ở cổng xóm luôn treo chúc đầu xuống đất. Bạn tôi, nhà báo Nguyễn Việt, đã từng viết bài than thở về vấn đề này rằng \\\"Phải trồng cây chuối mới nhìn ra Tổ quốc\\\"! Thử hỏi, làm gì có chuyện ra đường gặp đám tang đi qua còn ngả mũ chào?

Mỗi ngày, đứng trên sân thượng nhà tôi ở thành phố Huế, nhìn xuống đường Điện Biên Phủ, thấy những đám tang đi qua, tôi buồn đến nao lòng. Hóa ra, trên đoạn đường chỉ dài 2.221 mét này (hình thành từ năm 1898, với tên gọi là Nam Giao, năm 1956 đổi thành Lam Sơn và từ 1977 đến nay là Điện Biên Phủ) là đường đi về phía tương lai của kiếp người. Đoạn đường các vua nhà Nguyễn đã từng đi qua, chuyến đi cuối cùng. Chỉ nhìn qua đám tang, cũng có thể hình dung ra cả một thế giới, một xã hội với đầy đủ thập loại chúng sinh. Qua quy mô của chuyến đi cuối cùng này, có thể nhận ra cương vị xã hội, hành trạng cuộc đời, danh phận của từng người. Là cửa ngõ phía tây thành phố Huế trước khi đến với nghĩa trang Ngự Bình, nghĩa trang liệt sĩ thành phố, nên hầu như ngày nào cũng có đám tang đi qua, có ngày đến hàng chục đám, với chiêng kèn, tụng kinh gõ mõ, hương hoa, vàng mã rợp trời…

Gần đây, có thêm nghĩa trang mới ở phía Bắc, nên đường đến Ngự Bình có giảm bớt. Ở Huế, chưa có lò hoàn vũ, chưa có nhà hỏa thiêu. Tôi đã từng vào nhà hỏa thiêu Bình Hưng Hòa, TP.Hồ Chí Minh để hỏa táng người anh đầu của tôi. Sau khi thực hiện các nghi lễ, người ta đẩy quan tài vào một lò kính chịu nhiệt, bật lửa ga, bốn tiếng đồng hồ sau, hết ga lửa tắt, người ta xả khói bay ra, lấy cào cào tro ở giữa lò vào một cái hũ đặt lên cân và lạnh lùng thông báo \\\"Đạt yêu cầu”, rồi lấy xi măng trắng khèn nắp hũ lại đưa tôi mang vào chùa gửi. Còn tro chung quanh lò, người ta cào vào một cái rổ có lót bao ni lông. Tôi hỏi tro đó để làm gì, thì được trả lời: \\\"Đó là tro gỗ ván của cái hòm, dùng làm phân bón lê-ghim\\\". Tôi sợ ở đó còn rơi rớt chút nào da thịt của anh tôi, nên năn nỉ xin về. Chiều đó, tôi ngồi bên bờ sông Sài Gòn, rải tro xuống dòng nước với một tâm trạng buồn khôn xiết. Một người đàn ông cân nặng sáu, bảy mươi cân, đốt có bốn giờ đồng hồ, chỉ còn hai cân tám! Đúng là kiếp người như cánh mỏng phù du. Sau lần đó, tôi nhìn mọi sự đời đều là vô nghĩa lý, giành giật, đấu tranh mà làm gì?

Suy cho cùng, người ta không chọn để được sinh ra và cũng có thể không chọn được đường đời truân chuyên lắm nẻo, nhưng có thể chọn được đường đi cuối cùng, vì đã nhìn thấy được cuối con đường, cái đích của cuộc đời, tương lai của mỗi phận đời là ở nghĩa trang. Cũng như người bạn tôi, tôi vẫn cứ “lạc hậu” theo nền giáo dục “cũ kỹ” của thế hệ chúng tôi và bảo ban con cháu mình phải biết ngả mũ chào mỗi khi thấy một con người đang đi  về phía tương lai. Gần đây, hành vi ứng xử này gặp thêm một việc khó khăn hơn là khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không thể dừng lại bên lề để giở mũ ra chào, tôi đành phải đưa tay lên vành mũ khẽ nghiêng chào.

Cái khẽ nghiêng đầu thấm đẫm văn hóa Việt ấy, phải chăng đang ngày càng mai một ?

http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoa/18854-loi-chao-tuong-lai.html

 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #10 vào: 17-04-2011 19:32:03
Cảm ơn các bằng hữu trên DD đã chia sẻ với XLSG.
Cảm ơn haybanglong rất nhiều vì những chính kiến rõ ràng.

Viết ra chuyện ông già đội nón phớt, tôi chỉ có ý thế này:
Mọi thói quen, tập quán có thể thay đổi để phù hợp hơn với cuộc sống hiện tại.
Nhưng tiếc thay, trên đường phố hằng ngày chúng ta vẫn phải chứng kiến cảnh xe hơi bóp kèn vượt hay ép xe đám ma. Người trẻ lạng lách, vượt xe đám ma rồi cười ha hả...
Ở thành phố, chúng ta không thể tắt máy đứng nghiêm chờ xe đám ma đi qua. Nhưng chúng ta có thể không bóp kèn để vượt, lạng lách gây trắc trở cho đám ma. Hay, khi đoàn xe đám ma chỉ còn 1,2 chiếc cuối cùng nhưng bị đèn đỏ cắt ngang, chúng ta có thể đổi lấy sự chậm trể 2,3 phút để nhường cho xe đám ma đi qua, để họ được đi thành một đòan.

Thiết nghĩ, việc này chắc không quá khó đối với chúng ta phải không các bạn?

Cảm ơn các bạn, xin chúc mọi người vui vẻ!

 


Ngủ rồi bymyside4

Trả lời #9 vào: 16-04-2011 12:43:16
Chào cả nhà
Bymyside rất thích câu chuyện \\\" Nói thật, nói dối và những băn khoăn \\\" của bạn .Bymyside xin phép viết đôi dòng
Hàng ngày ,khi ta tiếp xúc với những đứa trẻ ,chúng ta vẫn hay kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích về ông Bụt ,bà Tiên ,Mụ phù thủy mặc dù chúng ta biết không có như vậy . Chúng ta vẫn bảo với chúng \\\" nếu hư sẽ bị Ma và ông Kẹ bắt \\\" khi mà chúng ta biết không có Ma và ông Kẹ nào hết .Nếu người phụ nữ đó nói dối thì hàng ngày chúng ta vẫn nói dối với tụi nhỏ vậy . Đó chỉ là những lời nói dối vô hại  
Nếu đó là những lời \\\" nói dối vô hại \\\" thì tại sao không chứ . Những lời nói dối mà sớm muộn cũng biết sự thật ,nó vô hại và ở 1 thời điểm nào đó tốt cho người khác thì vẫn nên dùng
Vẫn biết nói dối là không tốt ,nhưng đôi lúc vẫn phải làm . Rồi tự động viên mình đó không phải \\\" nói dối \\\" mà chỉ là \\\" nói xạo \\\" thôi  hihi  
Ở cạnh những đứa bé mà không biết nói dối ( nói xạo ) thì những đứa bé sẽ không thích bạn đâu  :)

 


Ngủ rồi yugidazai

Trả lời #8 vào: 16-04-2011 01:21:47
Chào cô haybanglong,
Yugi cũng đồng ý với lời cô nói đấy ạ. Theo Yugi nghĩ, ngày xưa ông bà mình dạy thế cũng lâu lắm rồi, chắc lúc đó còn đi xe đạp là chủ yếu thôi nên khi wa đám tang nên xuống dắt bộ. Bây giờ khác, xe cộ đông đúc, Yugi nghĩ (thật sự Yugi cũng chưa thấy ai xuống xe máy dẫn bộ wa đám tang khi đag chạy cả) ngay cả bản thân cũng ko thể làm thế, nhưng ít nhất cũng
Trích dẫn
đi qua từ từ, đừng rú ga hay chen lấn đám đông, hay nói cười ầm ỹ
như cô nói :)
Về việc kèn ở miền Nam, ko phải mình cô, mà ngay cả Yugi là người Nam từ nhỏ cũng đã ko thích (ghét cực kì) thổi kèn,nhạc inh ỏi và ko phù hợp thể loại như ở m.Nam. Vì việc làm đó thật sự ko hề thể hiện sự tôn trọng người vừa mất (ko nói là lãng phí), mà còn phô trương và làm ảnh hưởng làng xóm. (Thật sự Yugi thấy đó mới là hành động vô văn hóa).
Cám ơn cô haybanglong, vì Yugi thấy vui khi mình có cùng suy nghĩ với cô :P

 


Ngủ rồi toctoc

Trả lời #7 vào: 15-04-2011 21:46:57
@haybanglong: bạn không vô văn hóa, bạn sống với \\\"văn hóa mới\\\" thôi.

 


Ngủ rồi haybanglong

Trả lời #6 vào: 15-04-2011 21:29:08
Xin chào cả nhà!
   
     Tôi liều mình viết những suy nghĩ của tôi về việc ứng xử khi gặp đám tang lên đây, chắc là sẽ bị nhiều người phản đối.
     
    Ngay từ khi còn nhỏ đến lúc lớn, tôi cũng được bố mẹ, thầy cô dạy phải ứng xử như vậy; và còn dạy nhiều cách ứng xử khác trong cs. Nhưng tôi nghĩ rằng: với sự thay đổi phát triển của XH thì có những ứng xử đôi khi cũng phải thay đổi theo thì mới phù hợp với hc thực tế. Một đám ma thường đoàn người khá dài, tất nhiên tôi hiểu các bạn nói là đi đến gần chỗ xe tang mới dừng lại dắt bộ xe máy, nhưng có lẽ cũng đủ để gây chậm lại luồng giao thông nếu ai cũng dừng lại như thế, nhất là chỗ đường nhỏ thì nguy cơ nghẽn tắc đường càng cao.
   
     Sinh - lão - bệnh - tử cũng là qui luật tự nhiên. Tuỳ theo quan điểm của mỗi vùng miền mà mức độ bi luỵ khi có người mất cũng khác nhau. Ở phía Bắc, trong đám tang có kèn tò te tí te, nghe rất bi thương; nhưng ngày tôi ở Miền nam thấy đám tang họ kéo kèn nghe rất hùng hồn, như có cả nhạc nhảy trong đó ( tai âm nhạc của tôi có tệ quá không?). Khi tôi ngạc nhiên hỏi thì được biết : quan niệm của họ về cái chết khác ngoài bắc .
   
      Tôi thích làm những cái gì có vẻ rất thật, rất thiết thực chứ không muốn làm chỉ vì được dạy như thế. Tôi chỉ cần đi qua từ từ, đừng rú ga hay chen lấn đám đông, hay nói cười ầm ỹ đã là được rồi.
   
     Liệu tôi làm như vậy các bạn có cho là vô văn hóa, là không biết ứng xử lịch sự không?

 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #5 vào: 14-04-2011 23:57:01
Nói thật, nói dối và những băn khoăn…


Tháng rồi, tôi đi xe đò từ Sài Gòn về Cần Thơ. Trên xe tôi gặp một người phụ nữ lớn tuổi bế một đứa bé trai độ 3 tuổi. Cậu bé rất dễ thương. Lúc đầu tôi cũng không chú ý lắm, nhưng cậu bé cứ liên tục gõ tay lên kính xe. Tiếng động làm tôi chú ý và lúc này tôi mới nhận ra bàn tay của em không có ngón tay...

Cậu bé cứ tiếp tục gõ bàn tay đặc biệt của mình lên cửa kính. Vừa gõ, bé vừa nhìn chằm chằm vào bàn tay của mình. Bất chợt, bé quay qua hỏi người phụ nữ: \\\"Ngoại ơi, con ăn ngoan, ăn nhiều thì sau này ngón tay của con sẽ mọc ra phải hông ngoại?\\\". Tôi thực sự xúc động trước câu hỏi của bé. Lúc này, bà ngoại của bé cũng rất lúng túng không biết trả lời như thế nào. Cậu bé lại hỏi tiếp: \\\"Phải hông ngoại?\\\". Người phụ nữ đành trả lới: \\\"Ừ, con cứ ăn ngoan là sau này ngón tay của con sẽ mọc lại đó.\\\"
Tôi thấy sống mũi cay cay...

Người phụ nữ hành động như vậy có đúng hay không? Với trường hợp này, một câu nói dối sẽ tốt hơn một lời nói thật, mà sự thật thì quá phũ phàng?
Còn các bạn, các bạn nghĩ thế nào?

 


Ngủ rồi opla

Trả lời #4 vào: 13-04-2011 16:52:44
Xích lô Sài Gòn đã viết:
Trích dẫn

Từ thời học cấp 1, tôi đã được dạy khi gặp đám ma phải lột nón, đứng một bên đường nhường đoàn xe tang. Nhưng rồi khi lớn lên tôi lại quên, nhiều người cũng quên…

Cám ơn bác Xích Lô Sài Gòn đã viết câu chuyện nhỏ rất hay. Tôi xin bổ sung thêm một tí điều tôi được người lớn dạy: nếu đi bộ, ta phải lột nón khi đi ngang qua đám tang ; còn nếu đi xe thì phải tắt máy dẫn bộ. :)

 


Ngủ rồi yugidazai

Trả lời #3 vào: 13-04-2011 13:12:06
Thanx bác Xích lô Sài Gòn, đọc bài của bác, Yugi cũng xin chia sẻ 1 việc mà Yugi nghĩ chúng ta cũng nên làm.
Trứoc đây Yugi cũng ko hề nghĩ đến việc này, cũng toàn nghe ngừoi ta nói đi đừong gặp đám ma là xui, chạy wa cho lẹ. Và từ khi quen 1 ngừoi bạn cách đây 5 năm, và ngừoi bạn này đã cho Yugi thấy mình vô tâm quá, từ đó thấy mình cần noi theo.
Thật ra chỉ là 1 hành động đơn giản: dù bạn đang chạy xe hay đi bộ, khi đi ngang 1 đám tang, hãy khẽ cuối đầu và đừng cừoi giỡn...
Và Yugi tin sau khi thực hiện xong,hãy suy nghĩ về mọi khi, khi ta chỉ phớt lờ khi đi ngang, mọi ngừoi sẽ thấy 1 cảm giác khác.

 


Ngủ rồi kim bang

  • Mắt thương nhìn cuộc đời!
  • NTCM
  • Người Tôi Cưu Mang
  • *****
  • Bài viết: 1.040
  • Thanked: 719 times
  • Thích 5
  • Giới tính: Nam
Trả lời #2 vào: 12-04-2011 15:18:40
Vấng Xin cảm ơn bạn đã nhắc nhở. Trong cuộc sống bộn bề, bon chen mình đã quên nhiều thứ...

 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 12-04-2011 14:51:17
Tôi chẳng có tiền, lại nghèo nàn về sự thông thái, vốn liếng chỉ có những câu chuyện đời thường lượm nhặt, học được trên chặng đường mưu sinh. Từ nay, xin làm người kể chuyện đời thường góp vui với các bạn trên DD Người Tôi Cưu Mang.

Có gì sai sót mong các bạn lượng thứ bỏ qua. “Một mình làm chăng nên non, ba bây chụm lại nên hòn núi cao”, rất mong các bạn góp thêm những câu chuyện.

Xin kể câu chuyện thứ nhất:  
Lời nhắc nhở của ông già đội nón phớt
[/b]

Ngày nào cũng thế, ông đều ngang qua nhà tôi để đến công viên tập thể dục. Đó là một cái ngã tư nhỏ.

Ông lão đi rất nhanh, dáng cao, trên đầu luôn đội cái nón phớt, rất ngầu! Cái cón ấy chẳng bao giờ rời khỏi đầu ông, duy chỉ một lần tôi nhìn thấy…

Đó là ngày trong xóm có đám ma. Đoàn xe cờ trống ồn ào vào buổi sớm mai. Xe cộ vẫn lèn qua lách lại để vượt lên. Duy chỉ mỗi ông già đứng lại. Ông lột nón ra khỏi cái đầu hói, đứng nghiêm chờ đám ma đi qua. Đoàn xe tang bị ngắt làm hai bởi cái đèn đỏ. Ông già vẫn đứng thế chờ… Nghiêm nghị!

Hành động của ông lão đội nón phớt giúp tôi nhớ đến những điều tôi đã bỏ quên từ lâu: “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Từ thời học cấp 1, tôi đã được dạy khi gặp đám ma phải lột nón, đứng một bên đường nhường đoàn xe tang. Nhưng rồi khi lớn lên tôi lại quên, nhiều người cũng quên…

Nay, kể ra câu chuyện này, mong có người cùng nhớ với mình...!
Cảm ơn ông lão và cái nón phớt!