Tác giả Chủ đề: Tiện ích giúp đỡ người khuyết tật dùng máy tính  (Đã xem 6061 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi lehung73

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.622
  • Thanked: 90 times
  • Thích 1
  • Giới tính: Nam
Trả lời #1 vào: 18-03-2012 22:56:26

1. Những tiện ích trợ giúp người khuyết tật có sẵn trong Windows XP

Windows cung cấp cho người dùng khuyết tật nhiều tiện ích trợ giúp sử dụng. Để thiết lập lựa chọn sử dụng những tiện ích này, trong Windows XP, bạn vào Start > Settings > Control Panel. Trong cửa sổ Control Panel xuất hiện, bạn bấm chọn mục Accessibility Options. Trong hộp thoại xuất  hiện tiếp theo, bạn thực hiện lựa chọn trên từng thẻ:

Keyboard

Có 3 tùy chọn:

- Sticky Keys : giúp những người có khó khăn trong việc bấm cùng lúc hai phím trở lên (ví dụ như bấ m tổ hợp phím Ctrl+S để lưu văn bản trong MS Word). Sau khi thiết lập tùy chọn nà y, trên thanh taskbar sẽ xuất hiện thêm một biểu tượng hình các phím.  Khi bạ n gõ một phím dùng trong tổ hợp phím rồi thả ra (ví dụ phím Alt), máy tính sẽ xem như bạn vẫn đang bấm phím đó và giữ để bạn bấm một phím khác.

- FilterKeys: từ chối các phím gõ lặp lại. Người khuyết tật thường gặp lỗi gõ lặp lại một phím thao tác sai. Với tùy chọn này, máy tính sẽ lọc bỏ những thao tác phím của bạn gõ lại nhiều lần.

- ToggleKeys: tùy chọn phát ra tiếng bip mỗi khi các phím Caps lock, Num lock và Scroll lock mở.

Sound

Có 2 tùy chọn:

- SoundSentry: hỗ trợ người khiếm thính. Khi kích hoạt tùy chọn này, bạ n có các lựa chọn phía dưới như Flash active caption bar (nháy sáng thanh chú thích khi Windows phát ra âm thanh), Flash active window (nháy sáng cửa sổ ứng dụng phát ra âm thanh), Flash desktop (nháy sáng màn hình). Hiệu ứng nháy sáng diễn ra rất nhanh nhưng vẫn đủ cho các bạn khiếm thính nhận ra rằng máy tính đang phát âm thanh.

- ShowSounds: tùy chọn cho các chương trình phát âm thanh và giọng nói hiển thị chú thích.

Display

Có các tùy chọn:

- High Contrast: Windows sẽ tinh chỉnh lại cách hiển thị ký tự sao cho dễ nhìn hơn.

- Curso Options: có 2 thanh trượt là Blink Rate (tinh chỉnh tốc độ nhấp nháy của con trỏ soạ n thảo trong Windows) và Width (tinh chỉnh độ rộng của con trỏ soạn thảo này). Việc tinh chỉnh con trỏ này chỉ có hiệu lực trên các ứng dụng có sẵn của Windows (như Windows Explorer).

Mouse

Thẻ này chỉ có một tùy chọn là MouseKeys (sử dụng bàn phím thay thế con chuột). Khi kích hoạt tùy chọn này, bạn có thể dùng các phím số ở vùng Num Lock trên bàn phím để di chuyển con trỏ chuột (ngoại trừ phím số 5, vì phím này có tác dụng bấm chuột hoặc bật/tắ t chức năng MouseKeys này).

General

Tùy chọ n việc sử dụng tiện ích giúp đỡ người khuyết tậ t. Khi chọn Turn of accessbility features after idle for, các tiện ích giúp đỡ người khuyết tật sẽ tự tắt sau một khoả ng thời gian (tùy chọn) không sử dụng. Việc tự tắt này kèm với thông báo và âm thanh ở khung Notification phía dưới đó. Tùy chọn Use Serial Keys giúp bạn kết nối với các thiết bị khác để thay thế tính năng chuột và bàn phím.

Khi thực hiện tùy chọn xong, bạn bấm chuột tại nút Apply để áp dụng thử hoặc   bấm OK để đồng ý thiết lập. Trong Control Panel của Windows 7 cũng có mục Ease Access với tính năng tương tự.

Ngoài ra, trong Windows còn có nhiều ứng dụng tiện ích khác giúp cho những bạn mắt kém hoặc khiếm thị. Từ menu Start, bạn vào Programs > Accessories > Accessibility và chọn những ứng dụng tiện ích:

Accessibility Wizard: thiết lập cách tương tác với máy tính, ví dụ như chỉnh font chữ, kích cỡ... cũng như chọn sử dụng các tiện ích dưới đây.

Magnifier: tiện ích giúp phóng to một vùng màn hình và hiển thị vùng màn hình được phóng to đó tại một vùng màn hình chỉ định. Bạn có thể chỉnh độ phóng to tại Magnification level.

Narrator: tiện ích như một “thuyết trình viên”, đọc (bằng tiếng Anh) các thông báo, tên file/folder, phím bấm... Tiện ích này còn hữu dụng với những bạn cần máy đọc một đoạn văn bản tiếng Anh mà không có tiện ích chuyên nghiệp có tính năng này được cài đặt trên máy tính.

On-Screen Keyboard: bàn phím ảo, giúp các bạn không thể sử dụng bàn phím vật lý theo cách thông thường. Tiện ích này cũng có thể dùng tính năng tương tự như tùy chọn gõ tổ hợp phím nêu ở trên, tức là khi bấm chuột tại các phím Caps Lock, Num Lock... và buông ra thì các phím này vẫn được giữ lại. Khi khai báo mật khẩu trên máy tính nhưng sợ keylogger ghi lại, bạn cũng có thể sử dụng tiện ích bàn phím ảo này.

2.Những tiện ích phổ thông khác

Ngoài nhữ ng tiện ích có sẵ n trong Windows, còn có nhiều tiện ích đáng quan tâm khác. Những tiện ích sau đây sẽ được phân loại theo tính năng trợ giúp người khuyết tật.

Trợ giúp khả năng nhìn - giúp đỡ người khiếm thị:

- Click & Talk (miễn phí - www.mediafire.com/?6puk51cc1uh7mqp): tương tự như tiện ích Narrator trong Windows. Sau khi tải về, giải nén, cài đặt và khởi chạy chương trình, bạn bấm tổ hợp phím Ctrl+F1, chương trình sẽ đọc dữ liệu văn bản được copy vào clipboard. Để đọc một văn bản chỉ định, bạn có thể phủ khối văn bản đó rồi bấm Ctrl+C. Tiện ích này chỉ đọc được tiếng Anh, và ngữ âm đọc của chương trình cũng không tốt lắm.

- Talking Keyboard (thu phí - www.mediafire.com/?xj3ckivn2g1ob1q): giúp người khiếm thị biết đã nhập gì trên bàn phím bằng cách đọc phím mà họ đã bấm. Phần mềm sau khi cài đặt và khởi chạy sẽ tích hợp trên taskbar.

- iZoom (thu phí - www.mediafire.com/?d21g9sth3scjyl2): một tiện ích chuyên nghiệp giúp đỡ người yếu thị lực sử dụng máy tính. Với font chữ to trong giao diện cài đặt, giao diện sử dụng trực quan kèm theo chức năng thuyết minh khi thao tác, phần mềm này thực sự đáng để bạn dùng thử. Phần mềm sẽ phó ng to toàn bộ màn hình, khi con trỏ chuột của bạn đến đâu thì màn hình phóng to sẽ di chuyển đến đó, kèm theo lời thuyết minh chuyên nghiệp bằng tiếng Anh với những gì bạn đang thao tác.

- JAWS Screen Reader (thu phí - http://tinyurl.com/6yct9hv): phần mềm đọc màn hình (tiếng Anh). Nếu iZoom giúp nhữ ng người yếu thị lực dùng máy tính thì với JAWS Screen Reader, người khiếm thị có thể nghe máy tính đọc những gì đang xảy ra trên màn hình. Đây là phần mềm chuyên nghiệp và rất phổ thông, được sử dụng để giúp người khiếm thị sử dụng máy tính.

Trung tâm tin học vì người mù Sao Mai đã thực hiện một giáo trình audio tiếng Việ t hướ ng dẫn những bạn khiếm thị sử dụng phần mềm này. Bạn có thể tải bộ giáo trình này về tại www.mediafire.com/?a64kcst710m936b (file nén, giải nén ra có 9 file mp3 tương ứng với 9 bài học).

Trợ giúp khả năng nghe - giúp đỡ người khiếm thính:

- SignGenius (thu phí): phần mềm dạy ngôn ngữ ra dấu (sign language). Phần mềm có 2 phiên bản tương ứng cho 2 ngôn ngữ là ngôn ngữ ra dấ u kiểu Mỹ (www.mediafire.com/?p7f8l23c3a2m2i7) và ngôn ngữ ra dấu kiểu Nam Phi (www.mediafire.com/?25tjj70e5w6c66v). Phần mềm này chỉ cung cấp hình ảnh hướng dẫn ngôn ngữ ra dấu những ký tự chữ cái và những ý lệnh đơn giản. Nếu muốn học thêm nhiều ngôn ngữ ra dấu, bạn có thể truy cập địa chỉ handspeak.com.

- SW Edit (miễn phí - www.mediafire.com/?favb0x1s6v3w2wv): chương trình soạn thảo văn bản các ngôn ngữ ký hiệu, ra dấu.

Trợ giúp khả năng sử dụng thiết bị ngoại vi:

- Camera Mouse (thu phí - www.mediafire.com/?tu8gc19z8fo23w5): tiện ích giúp điều hướng con trỏ chuột bằng cách di chuyển đầu người sử dụng . Tiện ích này đòi hỏi máy tính của bạn trang bị một webcam. Sau

khi cài đặt và khởi động ứng dụng, bạn sẽ thấy hình ảnh mình trên màn hình máy tính, tương tự như đang soi gương. Bấm chuột vào một điểm trên mặt của bạn (nên chọn tại góc mắt), bạn sẽ thấy một hình vuông viền xanh lá xuất hiện tại đó. Di chuyển thật chậm mặt bạn để chương trình dần dần nhận diện điều khiển chuột.

- Click-N-Type (miễn phí - www.mediafire.com/?v8v5v9ubfbxh7lq): tương tự như tiện ích bàn phím ảo On-Screen Keyboard của Windows. Ngoài ra, tiện ích này sắp xếp các phím chữ theo bảng chữ cái (ABC...), có âm thanh khi bấm phím, cho phép nhiều tùy chọn sử dụng chương trình và có thể tạo macro.

- eLr Enhancing Internet Access (thu phí- www.mediafire.com/?3hogoo3zqbi1bb9): một trình duyệt web được thiết kế cho người khuyết tật khó sử dụng chuột và bàn phím, thích hợp với máy tính có màn hình cảm ứng.

3. Các tiện ích tiếng Việt giúp đỡ người khuyết tật

Đọc văn bản tiếng Việt:

Hiện nay, nhiều phần mềm cung cấp tính năng đọc văn bản tiếng Việt. Dĩ nhiên, do đọc bằng máy nên giọng đọc sẽ không được tự nhiên, nhưng chấp nhận được. Với việc dùng máy tính đọc văn bản tiếng Việt, người khiếm thị có thể tiếp thu văn bản ngay trên máy tính mà không cần dùng bảng chữ nổi hoặc nhờ người khác giúp đỡ.

Phần mềm từ điển LACVIET mtd cũng có chức năng đọc văn bản tiếng Việt với giọng đọc miền Bắc khá chuẩn. Với LACVIET mtd 2009, bạn vào thẻ Công cụ (Tools), chọn Nghe (Listening), còn với LACVIET mtd 2002, bạn vào Công cụ (Tools), chọn Nghe đọc văn bản (Listening). Sau khi nhập văn bản tiếng Việt vào khung Nhập văn bản, bạn chọn Ngôn ngữ phía dưới là Tiếng Việt rồi bấm nút Đọc. Giọng đọc tiếng Việt trên LACVIET mtd chỉ có giọng nữ, không nhận biết được cụm từ không phải tiếng Việt, đôi lúc gặp trục trặc khi đọc, nhưng nhìn chung chất lượng đọc tốt.

Một chương trình đọc tiếng Việt khác là dovisocoTextAloRec. Để đọc tiếng Việt bằng phần mềm này, trước tiên bạn phải cài bộ đọc tiếng Việt Sao Mai tại http://tinyurl.com/5vjgs24. Sau đó, bạn tải dovisocoTextAloRec tại http://tinyurl.com/3fx2o85. Sau khi giải nén, bạn khởi chạy trực tiếp chương trình bằng file dovisocoTextAloRec.exe trong thư mục giải nén. Chương trình sẽ tích hợp vào taskbar và một bảng hướng dẫn phím tắt sau đó sẽ xuất hiện, bạn tham khảo phím tắt này đề sử dụng chương trình.

Để đọc một văn bản tiếng Việt, bạn chỉ cần copy văn bản đó, chương trình sẽ đọc văn bản từ clipboard. Chương trình cung cấp 4 giọng đọc của bộ đọ c Sao Mai gồm Mai Dung, Minh Du, Thanh Vi, Thu An thích hợp cho từ ng bảng mã. Chương trình còn có tính năng chuyển văn bản sang file đọc tiế ng Việt mp3 bằng tổ hợp phím Ctrl+Alt+F4 (với đoạn văn bản đang ở trong clipboard).

Một chương trình cũng tích hợp thêm 2 giọng đọc (nam và nữ) vào máy tính nữa là NHMTTS SAPI5 (http://tinyurl.com/6ftpfkr). Giọng đọc tại phần mềm này nghe tự nhiên hơn, đặc biệt với giọng đọc nữ. Sau khi cài đặt và thực hiện trình kiểm tra đầu tiên, bạn khởi chạy chương trình. Copy văn bản tiếng Việt (bảng mã Unicode) vào khung của chương trình, chọn giọng đọc tại phần Voice phía dưới. Chương trình này vẫn còn gặp lỗi trong quá trình chạy, thường là khi chọn lại giọng đọc. Nếu gặp lỗi khi sử dụng, bạn thử khởi động lại chương trình.

Bạn cũng nên tham khảo thêm phầ n mềm miễn phí VietVoice (www.mediafire.com/?tjwmjqbnhh2). Phần mềm không tích hợp bộ đọc tiếng Việt vào máy tính mà bạn chỉ cần copy đoạn văn bản vào khung và chỉ định cho chương trình đọc.

Dùng giọng nói tương tác máy tính(bằng tiếng Việt):

VSpeech là mộ t phần mềm nổi tiếng từng được báo chí đề cập, do nhóm BK02 viết ra, có chức năng dùng giọng nói tiếng Việt để nhập liệu và thao tác trên máy tính. Để sử dụng phần mềm này, máy tính bạn phải được trang bị microphone và có bộ engine Microsoft Speech SDK (có sẵn trong Windows XP hoặc cao hơn). Nếu máy tính chưa có bộ engine này, bạn tải về tại http://www.microsoft.com/speech/download/sdk51/. Sau khi chuẩn bị bộ engine, tải VSpeech 4 beta về tại www.mediafire.com/?id59a0ov0hod557, giải nén và cài đặt bằng file setup.exe trong thư mục www.mediafire.com/?id59a0ov0hod557Install (không cài đặt bằng file www.mediafire.com/?id59a0ov0hod557setup.msi). Sau khi cài đặt VSpeech, khởi độ ng chương trình. Để có thể ra lệnh tiếng Việt cho chương trình một cách chính xác, bạn phải “luyện giọng” để cho máy dần dần có thể quen được với giọng của bạn. Từ cửa sổ chương trình www.mediafire.com/?id59a0ov0hod557VSpeech, vào Settings >Engine > User Training để mở chương trình luyện giọng. Máy sẽ đưa ra từ một đến hai đoạn văn bản mẫu để bạn luyện. Thời gian cho một đoạn khoảng từ 3 đến 5 phút tùy thuộc vào độ dài của từng đoạn và tốc độ đọc của bạn.

Việc ra lệnh cho chương trình được quy ước từ trước, bạn có thể điều chỉnh trong giao diện chương trình. Để làm quen với các lệnh, bạn bấm nút OK từ cửa số chính của chương trình, một khung trong suốt hiện ra bên phải, phía dưới. Bạn có thể đọc các lệnh tương ứng được cung cấp trong khung này để ra lệnh cho máy tính.

Soạn thảo văn bản:

- NĐC Editor (miễn phí - http://tinyurl.com/65fgnog) là một phần mềm soạn thảo văn bản đặc biệt dành cho người khiếm thị. Với việc thuyết minh hướng dẫn tiếng Việt từ lúc cài đặt cho tới lúc sử dụng chương trình, người khiếm thị có thể dễ dàng sử dụng vào việc soạn thảo văn bản trên máy tính. Ngoài các đoạn giọng đọc hướng dẫn được cài đặt sẵn, chương trình cũng cần có bộ đọc tiếng Việt Sao Mai được cung cấp ở trên. Bạn chỉ có thể nhập liệu văn bản tiếng Việt bảng mã VNI hoặc bảng mã Vbraill Cấp 1 (bảng mã chữ nổi cho người mù). Để chỉ định bảng mã , bạn vào Thông số > Quy ước gõ và chọn bảng mã tương ứng. Đối với người khiếm thị, việc sử dụng phím tắt là khả thi hơn cả (tham khảo bảng phím tắt bằng tổ hợp phím Ctrl+1). Chương trình không có nhiề u chức năng như các phần mềm soạn thả o văn bản chuyên nghiệp khác, nhưng như thế đã là quá tiện lợi để giúp người khiếm thị soạn thảo văn bản với lời thuyết minh hướng dẫn rất chu đáo trên máy tính.

Máy làm tính phát âm:

Chương trình này cũng cần bộ đọc tiế ng Việt Sao Mai đã được cung cấp ở trên. Bạn tải chương trình này về tại www.mediafire.com/?tu42vhf4e2wu8vc. Sau khi tải về và giải nén, bạn đổi tên thư mục Calculator NDC (thư mục trực tiếp chứa các file chương trình) vừa giải nén thành thư mục NDC rồi chuyển thư mục đó vào ổ C trên máy tính. Tiếp theo, bạ n phải cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản NĐC Editor (có thể cà i đặt lại). Sau khi cài NĐC Editor, khởi chạy phần mề m máy tính phát âm Calculator NĐC bằng file caculator.exe theo đường dẫn thư mục C:/NDC.

Chương trình thuyết minh hướng dẫn người sử dụng trên từng thao tác và kết  quả, với các tính năng giống máy làm tính phổ thông như thực hiện phép tính cơ bản, lũy thừa, lượng giác, tỉ lệ, lưu nhớ giá trị... Để biết các phím tắt sử dụng chương trình, bạn bấm tổ hợp phím Ctrl+F1.

Từ điển nói:

Từ điển nói Sao Mai DictTalk của Trung tâm tin học vì người mù Sao Mai là một bộ từ điển rất thích hợp dành cho người khiếm thị. Bạn tải phần mềm từ điển này tại http://tinyurl.com/68bby7t. Chương trình cũng cần bộ đọc tiếng Việt Sao Mai được cung cấp ở trên. Sau khi cài đặt Sao Mai DictTalk, bạn khởi chạy chương trình từ Start > Programs > Sao Mai DictTalk > DictTalk. Với giao diện tiếng Việt cù ng những lời thuyết minh được lập trình sẵn do bộ đọc Sao Mai phát âm, chương trình nà y sẽ giú p người khiếm thị tra từ điển dễ dàng hơn. Ngoài việc thuyết minh thao tác tra từ, chương trình còn có thể đọc nghĩa của từ và tự nhận biết tiếng Anh hay tiếng Việt để điều chỉnh ngôn ngữ đọc tại từng vị trí cho phù hợp. Như vậy, nếu mọi người cũng sử dụng chương trình từ điển này thì cũng có thể nghe phát âm mục từ và ý nghĩa một cách tự động mà không cần chỉ định.

Khi mới khởi chạy, chương trình chỉ có 3 bộ từ điển là Anh-Việt, Việt-Anh và Việt-Việt, nhưng thực sự cơ sở dữ liệu của chương trình khi cài đặt có rất nhiều bộ từ điển. Để thêm từ điển, bạn vào Cấu hình > Cài đặt từ điển... Trong hộp thoại xuất hiện, bạn bấ m nút Thêm, chọn file dữ liệu từ điển có sẵn bằng nút Mở. File dữ liệu từ điển chứa trong thư mục Data mà cửa sổ duyệt file hiện ra sau đó. Có nhiều bộ từ điển có sẵn như Na Uy-Việt, Nga-Việt, Pháp-Việt... Sau khi chọn file dữ liệu rồi bấm Mở, bạn đặt tên từ điển tại Tên từ điển và tùy chỉnh thêm các lựa chọn giọng đọc, rồi bấm Đồng ý.

Ngoài những chương trình giúp người khiếm thị sử dụng máy vi tính đề cập ở trên, bạn có thể tham khảo thêm phần mềm đọc màn hình điện thoại Nokia cho người khiếm thị Nuance Talk tại địa chỉ download http://tinyurl.com/6lcaj6v.

Những tiện ích đề cập trên đây có thể giúp cho người khuyế t tật tiếp cận với công nghệ thông tin dễ dàng hơn. Thế giới công nghệ vẫn rộng mở ngay cả với người khuyết tật.
KHPT

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.