Tác giả Chủ đề: Áp dụng phương pháp SWOT vào xác minh  (Đã xem 1769 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi love_noborder

Trả lời #1 vào: 04-01-2013 13:14:50
Chào cả nhà,
MÌnh thấy phương pháp SWOT khá hay, có thể áp dụng vào công việc xác minh của Diễn đàn.
Vậy SWOT là gì? SWOT, là một công cụ phân tích quản lý được áp dụng tại rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới, là một trong năm bước hình thành chiến lược sẳn xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Theo nghĩa tiếng Anh , được viết tắt bởi 4 chữ cái đầu của các từ sau :
1.   Điểm mạnh ( Strength )
2.   Điểm yếu ( Weakness )
3.   Cơ hội ( Opportunites )
4.   Thách thức  ( Threats)
Tài liệu SWOT thì khá nhiều, tuy nhiên, mình chỉ đưa ra những thông tin vắn tắt , dễ hiểu liên quan đến công tác xác minh và đề xuất cưu mang của diễn đàn để anh chị em nhà ta có thể tham khảo và áp dụng .
Trong công tác phân tích SWOT nói chung và áp dụng vào công việc xác minh nói riêng, khi xác minh hoàn cảnh, ta cần phải xem xét tối đa các khía cạnh bao gồm các yếu tố  các yếu tố nội lực ( internal ) và ngoại lực( external) có thể ảnh hưởng đến hoàn cảnh mà ta đanh xác minh để từ đó, ta đề xuất hình thức hỗ trợ phù hợp và phát huy hiệu quả nhất.
A.   Điểm mạnh : là các yếu tố nổi trội mà ta nhận định được trong quá trình xác minh. Ví dụ như ta đi xác minh hoàn cảnh gia đình nghèo nhưng có vợ là thợ may, anh chồng còn trẻ,  hoặc điểm mạnh là gia đình còn trẻ, gia đình có sự hỗ trợ của bà con lối xóm, chính quyền, hoặc có con cái có nghề này nghề nọ, nhanh nhẹn,….
B.   Điểm yếu : Đó là những mặt hạn chế của hoàn cảnh được xác minh . Ví dụ như không có tiền mua cái máy may, hoặc không có đủ tiền làm vốn kinh doanh ( do mặt tiền nhà có địa thế kinh doanh tốt), hoặc gia đình có nghề nhưng chưa có việc làm…., hoặc mù lòa, già yếu, một mình phải nuôi em nhỏ, em mồ côi nhưng học giỏi ….
C.   Cơ hội : là những đánh giá lạc quan về viễn cảnh của trường hợp đang được xác minh mà những viễn cảnh bên ngoài không thể kiểm soát được , chúng có thê rmang lại cho hoàn cảnh những cơ hội để vươn lên, Ví dụ : Con cái học xong có thể giúp được gia đình, dạo này nghề X rất dễ xin việc, nhìn thấy em A có khả năng học được nghề này, ta đầu tư cho em học để em sau này giúp gia đình , hoặc trường hợp này nhà có khu vườn rộng, có thể chăn nuôi, trồng trọt, tăng gia sản xuất ..….
D.   Thách thức: là các trở ngại gây ảnh hưởng đến hòan cảnh, làm cho mục đich của ta khó thực hiện được. Ví dụ : Hoàn cảnh ta đang xác minh có  đường xá xa xôi, không có hệ thống chăm sóc  tế, không có điện thoại liên lạc,…hoặc trường hợp một em nhỏ lo cả gia đình bệnh tật, nếu em đau ốm thì sẽ thế nào….
Sau khi đánh giá xong các điểm trên, chúng ta mới tiến hành phân tích, tìm điểm quan trọng ( key point). Sau đó ta mới xác định ( find out) điểm  thiết yếu cần tháo gỡ ( bottle neck) để tiếp tục đề xuất giải pháp và đưa ra đề xuất hỗ trợ ( remove barrier ) để đạt mục đích của chúng ta là hỗ trợ hoàn cảnh cần xác minh một cách chính xác và hiệu quả.
Chúc cả nhà vui, khỏe và góp sức cùng nhau xây dựng và lan tỏa lòng nhân ái trong cộng đồng