Tác giả Chủ đề: Chính tả tiếng Việt  (Đã xem 14642 lần)

0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi banron

Trả lời #7 vào: 04-08-2010 10:10:23
Chào cả nhà,

Có thể coi đây là tin vui vì chính tả đang được các cơ quan chức năng coi trọng. Mời các bạn xem hai bài viết theo các đường link sau

http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/508184/Tran-lan-loi-chinh-ta-tieng-viet.html
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=198784


Chính tả tiếng Việt đang báo động

Viện Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty CP Truyền thông và Công nghệ VieGrid, hôm nay, 28-7, vừa công bố báo cáo Tình hình chính tả văn bản tiếng Việt. Theo đó, tỷ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7,79%, cao gần 8 lần so với chuẩn 1%.


Những con số biết nói

TS Nguyễn Ái Việt, Phó Viện trưởng Viện CNTT, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trong tháng 6 vừa qua, nhóm tác giả đã thống kê trên 67.000 mẫu của 177 tổ chức, lựa chọn phương pháp thống kê với tập lỗi điển hình đưa ra bảng xếp hạng của 132 tổ chức, đơn vị. Tập lỗi dùng để đánh giá trong đợt này được chọn từ một số lỗi phổ biến như: bổ xung, sử lý, xử dụng, sáng lạn, cọ sát, soi mói, thăm quan…
Kết quả là các từ có tỷ lệ lỗi cao nhất là “soi mói” với 74,33%, “sáng lạn” 41,66%, “cọ sát” 28,38%, “thăm quan” 20,61%...
Đơn vị có nhiều lỗi nhất là Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm 38,46%, tiếp đến là Viện Năng lượng nguyên tử 31,49%. Đơn vị có ít lỗi nhất thuộc về ngành ngân hàng: Ngân hàng ACB 0,34%, tiếp đến là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 0,49%. Trong top năm đơn vị ít lỗi nhất còn có: Ngân hàng BIDV 0,5%, Ngân hàng Nhà nước 0,81%.
Khu vực báo chí và truyền thông có tỷ lệ lỗi chính tả cao nhất, gần mức báo động 10%. Khu vực Đại học và Viện nghiên cứu có tỷ lệ lỗi xấp xỉ mức trung bình của xã hội, chưa phát huy được sự mẫu mực và tiên phong trong vấn đề dùng chữ nghĩa.
Đặc biệt, cả hai khu vực này đều có các đại diện có tỷ lệ lỗi vượt mức 30%. Cụ thể, tỷ lệ lỗi của Đài Tiếng nói Việt Nam lên đến 30,15%, báo điện tử PV là 28,4%, Viện Năng lượng nguyên tử 31,49%, ĐH Đà Nẵng 21,67%...
Khu vực chính quyền địa phương, và các cơ quan thuộc chính phủ, thuộc Bộ có tỷ lệ lỗi chính tả khá cao. Đặc biệt, có đơn vị có tỷ lệ lỗi gần 40% như Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay cả các khu vực khá nhất là doanh nghiệp và các Bộ vẫn còn phải tiếp tục cải thiện chất lượng để có thể đạt được mức 1%. Đáng ngạc nhiên là bộ có tỷ lệ lỗi cao nhất lại thuộc về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với 7,47%. Địa phương nhiều lỗi nhất là TP Hồ Chí Minh với 18,98%.
Tiếng chuông báo động
Trước khi đánh giá chất lượng chính tả văn bản tiếng Việt, nhóm tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ trong hai nhóm Chuyên gia ngôn ngữ và Chuyên gia CNTT: Nhóm chuyên gia ngôn ngữ yêu cầu tỷ lệ lỗi chính tả trong văn bản Việt phải là dưới 1%. Nhóm chuyên gia CNTT chấp nhận tỷ lệ này trong khoảng 2,5-5%. Cả hai nhóm chuyên gia đều nhất trí cho rằng báo chí và truyền thông có trách nhiệm nhiều nhất đối với tình hình chính tả tiếng Việt.
Tuyệt đại đa số các chuyên gia cũng cho rằng tỷ lệ 10% là ngưỡng báo động đối với các lỗi chính tả và 30% là ngưỡng mà một lỗi chính tả đã trở thành một cách viết có thể đồng thời được chấp nhận.
Theo đề nghị này, từ “soi mói” đã trở thành từ đúng với tỷ lệ sử dụng hơn 74%, “sáng lạn” có thể xem như một cách viết tương đương với “xán lạn” do đạt tỷ lệ sử dụng gần 42%. Các lỗi “cọ sát”, “thăm quan” đều đến mức báo động đỏ.
Theo báo cáo này, Báo Nhân Dân xếp thứ 50 trong tổng số 132 đơn vị được xếp hạng với tỷ lệ lỗi là 3,2%, chưa bằng một nửa mức lỗi trung bình của toàn xã hội.

Theo TS Nguyễn Ái Việt, kết quả nói trên đã phản ánh tình hình báo động của chính tả tiếng Việt. Nhóm tác giả mong muốn giúp toàn thể xã hội và các đơn vị được xếp hạng bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chính tả tiếng Việt. Các đợt đánh giá tiếp sau sẽ được tiến hành ba tháng một lần và sẽ liên tục được mở rộng về quy mô để hậu thuẫn cho một chiến dịch cộng đồng về quét lỗi chính tả.
Cũng trong sáng nay, bà Lê Ngọc Hồng, Tổng giám đốc VieGrid đã công bố website xếp hạng văn bản tại địa chỉ www.xephangvanban.com. Theo bà Hồng, từ nhiều năm nay, VieGrid đã phát triển các phần mềm xử lý tiếng Việt và cùng với Viện CNTT, các nhà ngôn ngữ học xây dựng bản báo cáo này để gióng tiếng chuông đầu tiên tuyên chiến với nạn lỗi chính tả tràn lan hiện nay trong tiếng Việt.
“Cần xây dựng Luật Ngôn ngữ”
Đó là ý kiến của GS, TS ngôn ngữ học Trần Trí Dõi sau hơn 30 năm nghiên cứu về chính tả tiếng Việt.

GS, ST Trần Trí Dõi.
Một nội dung đặc biệt hiện nay liên quan đến vấn đề chính tả tiếng Việt là cách viết không phân biệt i và y. GS Trần Trí Dõi nêu thí dụ: Ngay chân tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm thủ đô Hà Nội có ghi rõ “Lý Thái Tổ”. Một trường trung học ở Nha Trang có bảng tên gọi ở cổng trường là “Lý Tự Trọng”. Nhưng sau Quyết định 240/QĐ ngày 5-3-1984 của Bộ Giáo dục về “chính tả” thì trong sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành, giáo viên và học sinh lại có thể viết là “Lí Thái Tổ”, “Lí Tự Trọng”.
Ở trường hợp này, theo GS Trần Trí Dõi, sự tương phản giữa tên gọi thực tế và cách dùng ở sách giáo khoa gây cho học sinh tác dụng tiêu cực. Học sinh sẽ “hàng ngày được làm quen với một thực tế bất nhất giữa cách dùng trong sách giáo khoa và thực tế”. Và với sự bất nhất này sẽ gây cho các em học sinh thói quen nhờn với những gì được coi là “chính thức”.
“Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, để chúng ta nói và hành động. Công cụ đó không chuẩn thì làm sao làm việc chuẩn được? Tôi cho rằng sự lộn xộn của xã hội có tác động của vấn đề lộn xộn trong ngôn ngữ”, GS Trần Trí Dõi.

Theo GS Dõi, trong vòng 20 năm, chúng ta đã liên tiếp ban hành những quy định khác nhau về văn bản tiếng Việt, một vấn đề mà đáng ra phải được thống nhất ngay từ đầu.
Ngày 1-7-1983, Hội đồng “Chuẩn hóa chính tả” và “Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ” đã ký chung một Quyết định có nội dung về “Những quy định về chính tả tiếng Việt”. Một năm sau đó, chúng ta có Quyết định 240/QĐ ngày 5-3-1984 của Bộ Giáo dục Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt. Đến năm 2002, chúng ta lại có “Quy định tạm thời về chính tả trong sách giáo khoa mới” và 2003 có thêm “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa”.
Ngoài ra, Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam trong Hội nghị toàn thể ngày 3 và 4-5-2000, sau khi lấy ý kiến của các ủy viên Hội đồng và được Ban thường trực thông qua, cũng đã ban hành “Quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài” của tiếng Việt của riêng mình.
Rồi nữa, do tính “nhiều quy định” như vậy, Bộ Nội vụ vào tháng 6-2006 đã phải đưa ra một “Dự thảo” về “Quy định về viết hoa và phiên chuyển tiếng nước ngoài trong văn bản” tiếng Viêt nhằm dùng nó trong địa hạt hành chính.
Rõ ràng, tình trạng nhiều quy định đã nói lên rằng chữ Quốc ngữ vẫn còn chưa được thật sự sử dụng thống nhất trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt. Theo ông, đã đến lúc chúng ta cần ban hành Luật Ngôn ngữ để có quy định thống nhất về vấn đề này.
“Trong điều kiện trình độ ngôn ngữ học và kỹ thuật của CNTT nước ta đã phát triển, yêu cầu xã hội cấp bách về chuẩn hóa ngôn ngữ là có thể đáp ứng được. Vấn đề là chúng ta phải đồng thuận và biết cách tổ chức thực hiện một cách có trách nhiệm và khoa học”, GS kết luận.

 


Ngủ rồi botbien

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 28
  • Thích 0
Trả lời #6 vào: 23-07-2010 07:48:47
Như Banron đã nói, số người ủng hộ \\\"chia sẻ\\\" và \\\"chia xẻ\\\" gần bằng nhau và lý luận bên nào cũng có vẻ vững vàng.  Nhiều chuyên gia về ngôn ngữ học còn đang thảo luận sôi nổi về chuyện này nên \\\"thường gia\\\" như Botbien sẽ không kết luận rằng chữ này đúng hơn chữ kia.  

Theo một số thông tin trên mạng thì nếu nói chuyện với những vị cao niên miền Nam thì sẽ nghe dùng từ \\\"chia xẻ\\\" chứ không có \\\"chia sẻ\\\".  Trong những cuốn từ điển miền Nam xưa không có từ \\\"chia sẻ\\\", nhưng trong từ điển Hà Nội thì có từ này.
 
Và vì Botbien không phải là chuyên gia nên cũng không dám mạng phép nói rằng những tác giả / soạn giả của hơn chục cuốn từ điển giải thích sai.

Cuối tuần vui vẻ!

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #5 vào: 22-07-2010 22:38:53
Chào cả nhà,

Bên diễn đàn cũ chúng ta từng có vài cuộc bàn luận về chính tả tiếng Việt và qua đó, việc viết đúng chính tả trên DD được chú ý hơn. Như vậy nỗ lực của mọi người đã có kết quả tốt đẹp.

Đã có 3-4 diễn đàn bàn về chữ chia sẻ/ chia xẻ rất sôi nổi. Số người ủng hộ hai bên gần bằng nhau và lý luận bên nào cũng có vẻ vững vàng. Trong blog của hongphuongvien tại My Opera, chủ nhân đã có bài viết dài cho rằng dùng chữ \\\"chia xẻ\\\" mới đúng, như bạn Botbien đã trích dẫn cho mọi người xem ở bên trên.

Nhưng thật ra, trong các cụm từ \\\"chia sẻ tình thương\\\", \\\"chia ngọt sẻ bùi\\\" hay \\\"nhường cơm sẻ áo\\\"... viết đúng thì phải viết là \\\"chia sẻ\\\".

Có 2 việc cần giải quyết ở đây:

1. \\\"Xẻ\\\" và \\\"sẻ\\\" có ý nghĩa khác nhau như thế nào? và
2. Tại sao có nhiều từ điển giải thích sai?

Vấn đề thứ nhất:

\\\"Xẻ\\\" và \\\"sẻ\\\" là hai từ có nghĩa độc lập khi đứng riêng. Xẻ là cắt ra như trong xẻ gỗ, xẻ thịt... còn sẻ có nghĩa là bớt một phần như trong sẻ cơm, sẻ áo. Từ đó, mỗi chữ đều có khả năng kết hợp với những từ có cùng trường nghĩa để tạo thành từ ghép đẳng lập. Chữ xẻ đi trên con đường riêng đã tạo ra những từ ghép như mổ xẻ, chia xẻ (chia năm xẻ bảy); chữ sẻ cũng đi con đường của mình để sinh ra san sẻ (nhiều người nhầm san sẻ là từ láy), chia sẻ (chia sẻ tình thương)...

Như vậy, chia xẻ và chia sẻ đều có mặt trên đời nhưng hai anh em này lại mang hai nghĩa khác nhau. Sở dĩ nhiều người viết chia xẻ là do chữ xẻ thông dụng hơn chữ sẻ mà thôi.

Vấn đề thứ hai:

Một cuốn từ điển sưu tầm và giải thích vài chục ngàn chữ, nếu có sai vài chục chữ cũng không phải là lạ, thậm chí với tinh thần vì học thuật, nếu không sai chữ nào mới đáng ngạc nhiên.

Rồi có khi tác giả (hay nhóm tác giả) cuốn sau tham khảo cuốn trước nên sai theo (chuyện này rất quen đối với những người biên soạn từ điển).

Tóm lại, chia xẻ và chia sẻ phải được dùng khác nhau. Không thương nhau thì chia năm xẻ bảy, thương nhau thì vui buồn gì cũng chia sẻ cùng nhau.

Chúc cả nhà vui.

Banron

P/s: Xin giới thiệu thêm những ví dụ từ ghép dễ bị nhầm lẫn sang từ láy: san sẻ, mòn mỏi, sửa soạn, thật thà, tráo trở, sành sỏi, lý lẽ, giữ gìn...






 


Ngủ rồi botbien

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 28
  • Thích 0
Trả lời #4 vào: 22-07-2010 02:00:38
Thử đi tìm từ “chia sẻ” và “chia xẻ”:

(1)- Đồng Âm Dẫn Giải và Mẹo Luật Chính Tả – Trần Văn Thanh – Việt Nam Tu Thư xb – Soạn giả đã kê cứu:
- Việt Nam Từ Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức)-1931
- Hán Việt Từ Điển (Đào Duy Anh)-1932
- Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc văn (Đông Hồ và Trúc Hà) –Saigon-1936
- Đồng âm vận tuyển (Trần Văn Khải)-1949
- Những ký chú trích ở Danh từ Khoa học (Hoàng Xuân Hãn)
- Đại Nam Quốc Âm tự vị (HT. Paulus Của)
*-“xẻ”: bổ dọc ra, xẻ gỗ, mổ xẻ, chia xẻ.
[Không có \\\"chia sẻ\\\"]

(2)- Tự Điển Việt – Hoa –Pháp (Eugène Gouin)
*-\\\"Chia xẻ\\\": partager, couper, fendre”
[Không có \\\"chia sẻ\\\"]

(3)- Pháp Việt từ điển (Đào Đăng Vỹ)-1961
*- \\\"Chia xẻ\\\": partager // division.
[Không có “chia sẻ”]

(4)- Vietnamese English student’s Dictionary (Nguyễn Đình Hòa)-1967
*- \\\"Chia xẻ\\\": to share (with)
[Không có “chia sẻ”]

(5)- Từ điển Việt Anh (Bà Võ Lăng) [Nhà xb Tổng Hợp Tiền Giang – 1991-]
*- “Chia xẻ”: to divide up, dismember, to share (trouble, griefs, pleasures etc…)
[Không có “chia sẻ”]

(6)- Từ Điển Anh Việt (Nguyễn Văn Khôn) Nhà xb tp. HCM.
*- to share someone’s opinion: đồng ý với người nào.
- to share (in) someone’s grief: chia buồn với người nào.
- He shares (in) my troubles as well as my pleasures: nó chia vui xẻ cực với tôi.
[Không có “chia sẻ”]

%%%%%%%%%%%%%%%%%

(sưu tầm)

 


Ngủ rồi oliu

Trả lời #3 vào: 21-07-2010 22:04:39
Đọc bài trên diễn đàn, Liu phát hiện nhiều chữ bị vấp lỗi về dấu hỏi/ ngã mà Liu cũng bị trước đây. Nay dần dần khắc phục và \\\"mở chiến dịch\\\" đi \\\"bắt giò\\\" để...nhớ lâu hơn. :)

Viết đúng: CHIA SẺ
Viết sai thường gặp: chia sẽ, chia xẽ, chia xẻ

Đừng viết sai nữa nhé, ngứa con mắt lắm! :blush:

 


dpccan

  • bạn
Trả lời #2 vào: 09-04-2010 21:42:34
PHÉP BỎ DẤU HỎI-NGÃ TRONG TIẾNG VIỆT & VIỆT NGỮ HỎI NGÃ TỰ VỊ


Một tài liệu nghiên cứu khá sâu về hỏi ngã. Xin xem tại:
PHÉP BỎ DẤU HỎI-NGÃ TRONG TIẾNG VIỆT

Trích:

LỜI NÓI ĐẦU

Người Việt Nam chúng ta, mỗi khi có dịp so sánh tiếng Việt với một ngôn ngữ khác, thường tự hào về ngôn ngữ của mình vì nhiều lý lẽ:

1. Tiếng Việt phong phú, dồi dào.

2. Nhờ tiếng Việt viết theo lối chữ La Mã (a, b, c) nên có thể xử dụng những kỹ thuật tối tân của ngành điện tín và truyền thông mà các nước văn minh tân tiến đang có sẵn, trong khi các quốc gia có chữ viết khác hơn chữ La Mã như Trung-Hoa, Ấn-Độ, Nhật-Bản, Đại-Hàn và các quốc gia thuộc khối Ả-Rập, không được sự tiện lợi nói trên.

3. Văn phạm của tiếng Việt tương đối đơn giản hơn văn phạm của nhiều ngôn ngữ khác.

4. Chánh tả của Việt ngữ không thay đổi, không tùy thuộc vào những chữ đứng cạnh, cho nên không cần phải viết khác đi mỗi khi gặp số nhiều, số ít, giống đực, giống cái, như Pháp ngữ hay Anh ngữ.

5. Phương pháp phát âm của tiếng Việt đơn giản và nhất định, không có nhiều ngoại lệ, không viết một đàng đọc một nẻo như một số ngôn ngữ tây phương. Cho nên bất cứ ai biết đánh vần Việt ngữ, là đọc được tiếng Việt, không sai trật.

Phần đông người Việt chúng ta rất hãnh diện về ngôn ngữ của mình, có lẽ tại vì đó là tiếng mẹ đẻ, nói ra là hiểu liền, nên cảm thấy tiếng Việt sao mà dễ quá, rõ ràng quá, hay quá!

Và cũng vì lạc quan như thế, nên ít người chịu để ý đến những qui lệ căn bản về sự kết cấu của các âm thể, về cách biến đổi của tiếng Việt theo một tiến trình mạch lạc - mà suy cho cùng - không hẳn là đơn giản như nhiều người đã tưởng.

Đối với các nguyên tắc và qui lệ căn bản nói trên, thông thường chỉ các nhà văn, nhà giáo, các học giả, hoặc những người nghiên cứu Ngữ-học mới lưu tâm đến mà thôi, còn phần đông quần chúng thì tự thấy không có nhu cầu tìm hiểu hay phải học những nguyên tắc nầy.

Đó cũng là lý do mà sách vở và tài liệu có liên quan đến vấn đề CHÁNH TẢ VIỆT NGỮ không thấy có nhiều trên thị trường sách báo Việt nam.

Ngay như chúng tôi, khi muốn học viết cho đúng dấu Hỏi Ngã, đã nhận thấy sách dạy Cách Bỏ Dấu Hỏi Ngã rất hiếm trên thị trường hiện tại là một điều trở ngại, nên đã tận lực tìm kiếm tài liệu để học hỏi hầu bổ cái sở khuyết của mình. Nhân đó, chúng tôi mới nghĩ đến việc đem những điều mình đã nghiên cứu và học được mà cống hiến cho đồng bào, chỉ ước mong có thể giúp được những người đã từng cảm qua cái nỗi khó khăn như mình, và tiếp tay quý vị giáo viên để giảng dạy cho học sinh, đồng thời cũng giúp được những bậc phụ huynh hằng lưu tâm đến vấn đề trau giồi tiếng Việt cho chính mình cũng như cho con cháu mình.

Mặc dù không phải là một nhà Ngữ-học chuyên môn, nhưng vì nhiệt tâm nên chúng tôi mạo muội soạn quyển sách nhỏ nầy, chắc không khỏi còn có chỗ thiếu sót hoặc sai lầm, mong quý vị độc giả vui lòng thể lượng cho và bổ khuyết giùm, chúng tôi thật là vạn hạnh.

Brisbane, Úc Châu,
Xuân Quý Dậu, 1993.
L.s. Đinh-sĩ-Trang

 


Ngủ rồi opla

Trả lời #1 vào: 08-03-2010 17:55:39
Chào cả nhà,

Nhằm giúp giảm bớt lỗi chính tả trên DD về dấu hỏi ngã, tôi xin chép ra đây một luật trong tiếng Việt để các bạn tự kiểm tra khi gặp những từ mình chưa chắc chắn: đó là luật hài thanh.

Luật này áp dụng cho những từ láy, chiếm khá nhiều trong những trường hợp sai về dấu hỏi-ngã. Theo luật này thì các từ láy được kết hợp bởi các từ đơn có thanh như sau:

                        Ngang-sắc-hỏi
                          Huyền-nặng-ngã


Ví dụ: trong “lững lờ” thì chữ lững có dấu ngã nhưng “lơ lửng” thì chữ lửng mang dấu hỏi. Tương tự ta có thơ thẩn, thẫn thờ, nhạt nhẽo, đẹp đẽ, trong trẻo, vui vẻ, quạnh quẽ, rạng rỡ, rõ ràng, đen đủi, vỗ về, kẽo cà kẽo kẹt…

Tuy nhiên bạn cũng phải biết phân biệt từ láy với từ ghép. Từ ghép không bị chi phối bởi luật này. Ví dụ: mòn mỏi, sửa soạn v.v…là những từ không theo luật hài thanh

Chúc cả nhà luôn vui.

banron