Tác giả Chủ đề: Kon Tum - Ba anh em thiểu năng mồ côi  (Đã xem 39516 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi asian

Trả lời #1 vào: 05-02-2010 09:19:24
Bài được viết bởi BÍCH HỒNG - Ngày gửi: 15-03-2008 Lúc 17:27

Theo tin phản ánh, từ thị xã Kon Tum chúng tôi vượt quãng đường hơn 10km để tìm về thôn Phương Quý 2 (xã Vinh Quang, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nơi có gia đình thương tâm đang cần sự giúp đỡ. Trưởng thôn Phương Quý 2, anh Nguyễn Văn Quy nói chậm, buồn: Gia đình đó từ lúc mẹ mất đến nay, ba đứa nhỏ vốn đã khốn khó nay càng khốn khó hơn. Nếu như ngày đó bệnh viện tận tâm cứu chữa kịp thời thì bà ấy đâu phải…Cái ngày định mệnh đó là ngày 10-1-2008 (nhằm ngày 3 tháng Chạp năm Đinh Hợi). Lúc đó khoảng 5 giờ sáng, người mẹ là Trần Thị Chín (thường gọi Chín Ở) cùng cô con gái thứ hai là Nguyễn Thị Thủy đi cắt cỏ cho bò về bằng xe cộ. Bà Chín đi phía sau xe đẩy cho cô con gái kéo phía trước thì một xe máy không đèn đi cùng chiều đâm thẳng vào. Nạn nhân được người đi đường đưa vào bệnh viện Đa khoa Kon Tum lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Theo lời kể của em Thủy và người nhà bà Chín, khi vào bệnh viện họ (tức nhân viên cấp cứu) hỏi có tiền không, rồi hỏi có sổ hộ nghèo không…trong khi bà Chín bị chấn thương nặng nằm đó. Em Thủy phải chạy bộ hơn 10km để về xã chứng nhận lại sổ hộ nghèo mới (vì sổ cũ đã hết hạn!?). Sau đó bác sỹ bảo đưa lên tầng 3 (khoa ngoại hồi sức) và để nằm đấy 3 ngày chỉ để…theo dõi. Đến ngày 12-1 khi thấy bà Chín “nguy cấp” mới cho chuyển xuống bệnh viện Gia Lai với chẩn đoán của bác sỹ (ghi trong giấy chuyển viện) là hôn mê sâu do chấn thương sọ não nặng. Nhưng đã quá muộn.    
Bà Chín ra đi ở tuổi 64, để lại 3 người con “giảm thiểu trí năng” mà người dân địa phương quen gọi là “đần độn”. Con trai đầu Nguyễn Văn Chung (30 tuổi) đã nhiều năm nay hàng ngày ra điểm xay xát gạo đầu thôn, ai thuê gì làm nấy cộng thêm lượm lặt những hạt gạo rơi rớt mỗi ngày kiếm vài ba lon gạo về cho mẹ. Đã 30 tuổi rồi mà Chung không có giấy chứng minh nhân dân (CMND), không biết chữ vì không được đi học (mà có được đi học chắc cũng không học nổi vì bệnh tật). Ai nói gì cũng vòng tay cảm ơn và cứ cười một mình suốt ngày. Cô em kề Nguyễn Thị Thủy (27 tuổi) cũng bị “giảm thiểu trí năng” như anh nhưng nhẹ hơn. Hàng ngày cô cùng mẹ đi làm thuê khắp nơi để kiếm cơm nuôi cả nhà, việc gì cũng làm, miễn có gạo là làm. Thủy cũng không có CMND và cũng mù chữ. Cô em út Nguyễn Thị Triều (24 tuổi) thì mắc bệnh nặng hơn. Suốt ngày cô không làm được việc gì ngoài chuyện ngồi “chăn” con bò đã được cột vào gốc cây (Hội Phụ nữ xã vừa cho bà Chín vay nuôi trước đó 2 tháng với giá 5 triệu đồng), vừa ư ử liên hồi trong miệng. Cũng như anh chị mình, Triều cũng mù chữ và cũng không có CMND.
  Cả đời bà Chín cơ cực, ông Nguyễn Văn Ở chồng bà (quê gốc Bình Định) chết trước năm 1975 để lại cho bà một nách 3 con nhỏ điên khùng. Từ đó đến nay bà không làm nổi căn nhà đàng hoàng cho các con trú nắng trú mưa. Căn nhà tạm bợ hiện nay đang nợ gạch xây tường của một người bà con, còn bên trong thì trống huơ trống hoác không có lấy một đồ vật gì đáng giá cả. Bà Chín ra đi, 3 người con “tâm thần” của bà như queo quắt lại trong ngôi nhà vốn dĩ đã quá xuống cấp lâu nay, nhưng nó trụ được là nhờ dựa vào đôi vai còng của người mẹ đã ngoài 60 tuổi. Còn bây giờ trở đi thì…
Thôn trưởng Phương Quý 2 thắp nén nhang lên bàn thờ bà Chín Ở, hai mắt đỏ hoe, anh nói: Địa phương chúng tôi đã làm hết sức mình nhưng cũng chỉ giúp được các cháu “miếng sống, miếng chín” thôi, còn về lâu dài thì lực bất tòng tâm. Hôm qua, Hội Chữ thập đỏ xã cho được 10 cân gạo, một thùng mỳ ăn liền và 150 ngàn đồng để các cháu…ăn Tết. Thật tội nghiệp 3 đứa nhỏ! Còn tôi phải vội quay mặt đi nơi khác để giấu đi giọt nước mắt yếu mềm trước hình ảnh 3 người con “điên khùng” đầu chít khăn tang đang ngơ ngác đứng bên bàn thờ của người mẹ mới mất, người con trai 30 tuổi còn “cười vui” vì nhà có đông khách đến…viếng tang!!!

Thành viên Bích Hồng chia sẻ thêm:
Cám ơn các bạn đã chú ý ngay đến hoàn cảnh  thương tâm mình vừa đề cập.

Đây là hoàn cảnh có thật đã được chính mình xác minh trong chuyến đi công tác đến Kontum  , và ngày 15/3 , VP cua bên mình có tặng cho các em 1 triệu đồng. Nhưng gặp gỡ trực tiếp những con người nơi đây, mình thấy không thỏa mãn với những gì họ  được giúp đỡ. Họ quá yếu ớt trước cuộc sống này. Mình mong các bạn có kinh nghiệm hơn với những hoàn cảnh như vậy sẽ góp ý những phương án nào đó. Liệu có nên giúp đưa họ vào các trung tâm tình thương nào không nhỉ? Hôm qua mình đã cố gắng post ảnh của họ lên, nhưng làm hoài vẫn bị lỗi. Hôm nay mình sẽ gửi ảnh để các bạn thấy người thật việc thật nha!

Được sự đồng cảm của nhiều thành viên trên diễn đàn với những lời động viên, và Theanh cũng cung cấp thêm thông tin và đề xuất:

Địa chỉ của hoàn cảnh này là: thôn Phương Quý 2, xã Vinh Quang, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. (Vô đến thôn Phương Quý 2 sẽ gặp cây thánh giá bên đường, nhìn phía tay trái là nhà ông trưởng thôn Nguyễn Văn Quy, rẽ về tay phải chừng 200m là nhà của gia đình bà Chín-mẹ của ba người này. Cách trung tâm thị xã khoảng 7-8km).

Sau sự ra đi đột ngột của bà Chín do tai nạn vào đầu năm 2008 (cha đã qua đời từ lâu), hiện gia đình còn lại ba người con thứ tự là (thực ra là 4 người con, nhưng ông anh đầu đã qua đời từ nhỏ):

1. Nguyễn Văn Chung: 34 tuổi.
2. Nguyễn Thị Thu Thuỷ: 32 tuổi.
3. Nguyễn Thị Triều: 24 tuổi.
-Về tuổi tác, thì chỉ nghe nói còn giấy tờ chứng minh không có để xác nhận thông tin.
-Về liên lạc, mọi người có thể liên lạc thông qua số điện thoại của anh Thành (người hàng xóm, nhà sát bên): 097 490 51 13.
Hoặc liên lạc với chú Quy trưởng thôn: NR: 060.912 161; DD: 01696 701 816.

Chẳng hiểu ai xui khiến mà khi chập choạng tối, em đang loay hoay hỏi đường vào nhà hoàn cảnh này thì chị Thuỷ từ nhà đạp xe chạy ra, mừng hết lớn!
Cả ba anh em Chung, Thuỷ, Triều đều bị bệnh chậm phát triển trí não từ nhỏ. Trong số đó, hiện em thấy cô Triều có vẻ bị nặng nhất, đến anh Chung. Người khá hơn cả là chị Thuỷ, cũng là trụ cột chính cho cả gia đình hiện nay. Gia đình chẳng có lấy một mảnh ruộng nước, chỉ có mảnh đất vườn khoảng hơn 1.000m vuông để trồng củ mỳ, mỗi vụ trồng mỳ bán cũng được 2triệu. Nguồn sống chủ yếu của ba chị em hiện nay là dựa vào chị Thủy đi làm thuê mỗi ngày. Hàng ngày chị Thủy thường đi làm cỏ mướn quanh vùng, ai kêu gì chị cũng làm. Tiền công thì được khoảng 50.000đ/ngày, nhưng không phải lúc nào cũng có việc để làm, hết vụ nhiều khi ở không cả tháng trời. Còn anh Chung thì hàng ngày ra ngồi ở máy xay xát gạo để xin, ai thương tình thì cho 1-2 lon gạo đỡ đần thêm cùng em. Ngoài ra hàng tháng anh Chung còn được hưởng chế độ (thiểu năng?...) với mức 100.000đ/tháng. Em có vào bếp lục xem họ ăn uống như thế nào, thì chỉ thấy một nồi cơm và chén nước mắm... đại dương! Hiện anh em anh Chung còn có 3 người cậu ruột ở gần đó, nghe nói chỉ có 2 ông cậu là hay tới thăm, giúp đỡ chút mắm muối. Còn ông cậu sát nhà thì... \\\"bất đồng chính kiến\\\" vì tranh chấp đất đai gì đó với mẹ anh Chung khi bà còn sống.

Chẳng hiểu vì sao mà cả ba anh em nhà này đều chẳng có lấy một mảnh giấy tuỳ thân, không CMND, không hộ khẩu...??? Nhưng qua nhiều người hàng xóm thì em được biết là cả ba chị em tuy thiểu năng nhưng rất hiền lành, ngoan ngoãn. (Hi hi, em vô thăm mà anh Chung cứ khoanh tay dạ ríu rít... Tặng chút quà mọn mà đi theo ra đến cổng để tiễn và cảm ơn lia lịa, làm em ngại muốn chết!)

Số tiền ma chay và tiền bồi thường tai nạn của bà Chín (bị một người dân tộc ở đây tông phải, đền 9triệu!!!) thì đã lo việc xây cất mồ mã cho vợ chồng bà Chín hết rồi. Có một tin vui là hoàn cảnh này đã được báo Kontum và báo Pháp Luật Tp.HCM đăng bài, và sau đó đã có hỗ trợ về vật chất. Cụ thể là hai báo ủng hộ đâu hơn 15 triệu, quỹ người nghèo xã ủng hộ thêm 6,5 triệu và đang huy động thêm bà con quanh vùng.... Số tiền đó đã được chính quyền địa phương dùng vào việc xây mới căn nhà cho anh chị em họ. Hôm em đến thì căn nhà vừa xong phần móng, khoảng 20-30 ngày nữa thì khánh thành. Diện tích căn nhà cấp 4 là 50m vuông. Ngoài ra, ông cậu của họ cũng đã hỗ trợ đào cho cái giếng nước vừa xong, cả nhà ai cũng vui mừng báo tin. Như vậy, về cái ở thì phần nào đã yên tâm. Ngoài ra, các cha xứ quanh vùng cũng có ủng hộ thêm bàn, tủ... và đồ dùng lặt vặt khác (toàn là đồ cũ, chắc vận động bà con trong giáo xứ).

Theo em, về cái ở của anh chị em họ thì chẳng có gì phải lo lắng nữa. Có chăng, sau khi khánh thành nhà, chúng ta hỗ trợ ít tiền cho họ mua sắm lặt vặt trong nhà như vài cái chăn (vì ở đây khá lạnh mà em thấy chăn mỏng lắm), mua sắm ít nồi niêu, cái máy bơm nước (khoảng 5trăm ngàn); và nếu ai có thể thì tặng họ cái ti vi cũ cũng được để xem cho đỡ buồn. Cái lo nhất là khoản ăn uống hàng tháng, vì công việc của chị Thuỷ không được đều quanh năm, cả 3 lại rất yếu. Em nghĩ, nếu được hì chúng ta giúp họ mỗi tháng khoảng 300 ngàn là ổn. Vì ngoài ra còn có thêm 100.000 chế độ của anh Chung, sự ủng hộ của xóm giềng, địa phương, giáo xứ và 2 ông cậu nữa. Mong cả nhà xem xét rồi cho ý kiến nhé!




Ba chị em côi cút bên bàn thờ mẹ và cha

Chiều chiều ba chị em lại ra trước hiên ngóng trông...

Móng của căn nhà mới đã xây xong bên canh nhà cũ

Sau những ý kiến là sự chung tay góp sức của các thành viên. Nhân dịp Theanh công tác tại khu vực nên đại diện gia đình NTCM trao tặng hiện kim đến gia đình 3 anh em:

Chị Thuỷ và Triều nhận tiền của các bạn gửi

Số tiền là 1.500.000 VNĐ (một triệu năm trăm ngàn đồng)

Căn nhà mới của ba chị em

Căn nhà gồm 1 phòng khách, 2 phòng ngủ và 1 gian bếp

Quyết định từ phía BQT CMTX đến gia đình 3 anh em là 400.000đ/tháng thông qua địa chỉ của bác Trưởng thôn:
Nguyễn Văn Quy
Trưởng thôn Phương Quý 2
Xã Vinh Quang, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum
ĐT NR: 060.912 161
DD: 01696 701 816.

Liên lạc trực tiếp đến 3 anh em:
ĐT: 0974 905 113
(Anh Thành hàng xóm nhà sát bên)

Người đại diện DD NTCM chuyển đến bác trưởng thôn:
Thành viên Banbe6x

Và bắt đầu tháng 11/2008, DD NTCM chuyển tiền CMTX đến gia đình 3 anh em thông qua bác trưởng thôn:

Kế tiếp là tháng 12/2008

Rồi tháng 1&2/2009Quỹ: 600k; Vitconxx: 200k; Whoadung: 200k

Và tháng 3/2009

Thông tin mới nhất từ thành viên Uily gửi ngày: 13-01-2010 Lúc 13:14:
Chào cả nhà,

Nhân dịp lên Kontum và theo lệnh của bác Banbè 6x , Uily có đến thăm hỏi bác Quy trưởng thôn và gia đình 3 anh em thiểu năng nầy. Uily xin báo cáo lại (nhớ đâu nói đó) để bác 6x và cả nhà biết tình hình của họ hiện nay :

Cuộc sống nhìn chung trừ chổ ở được ổn định , 3 anh em trong gia đình nầy vẩn luôn luôn cần sự trợ giúp của cộng đồng .

Khi Uily đến nhà thì có 2 em Thủy và Triều , người anh lớn tên Chung như mọi ngày lên phụ giúp nhà máy chà gạo từ sớm . Theo bác Quy và người cậu của gia đình (bác Trần Tây) thì Thủy không còn khả năng đi làm . Nếu không kể trợ giúp thì thu nhập thật sự của 3 anh em là những lon gạo Chung đem về và rẩy khoai mì (độ chừng 500m2)phía sau nhà do bà con lối xóm giúp đở từ việc cuốc đất , trồng đến việc thu hoạch .

Người cậu của các em  tuổi cao nên chỉ ngó chừng chứ không giúp được gì nhiều . Thêm nửa xuất phát từ những tranh chấp trong gia đình nên có lời ra tiếng vào về tiền bạc khiến bác Tây không muốn quản lý tiền giúp các em mà để các em tự quản lý . Uily biết chuyện nầy vì khi trao 500.000vnđ của DĐ gởi CMKTX cho bác Quy thì số tiền được trao lại ngay cho người cậu và sau đó trao cho em Thủy . Bác Quy nói các em biết phân biệt giá trị tờ giấy bạc và bà con cũng thương nên không sợ bị lừa lấy tiền . Tuy nhiên việc các em không có trí nhớ thì Uily thấy cũng đáng lo. Mới đây có người cho một tivi mà mấy anh em không nhớ và mọi người cũng không có câu trả lời nào từ các em để có thể biết được là ai cho , để nói lời cám ơn .

Uily muốn đề nghị cả nhà xem xét nếu có thể tài trợ thêm cho gia đình nầy 2 việc :

*Xây nhà vệ sinh cho các em . Cái gọi là nhà vệ sinh hiện giờ chỉ là đào cái hố nhỏ ,vài tấm tôn fibro sứt mẻ che quanh 3 phía ở góc rẩy mì, cách nhà độ 30m . Việc tắm gội tuy trong nhà nhưng ở ngay chổ bể nước không có che chắn gì cả .

*Ít quan trọng hơn nhưng cũng cần (do tình trạng tâm thần của các em) là đóng trần (la-phông) chóng nóng cho các em. Ai từng nếm mùi gío Lào ở miền trung và Tây nguyên thì có thể đoán biết được mùa nóng sẽ ảnh hưởng đến các em như thế nào .

Liên quan đến vấn đề trợ giúp cho gia đình nầy , theo bác Quy thì Ủy ban Xã có yêu cầu : bất cứ hình thức giúp đở nào , nhà tài trợ phải thông báo cho UB biết . Bác Quy có cho số đt 0169 5489 629 ông Trần văn Lầu , Phó chủ tịch UBND Xã Vinh Quang .

Mong cả nhà cho ý kiến.

Và những hình ảnh:
Nhà vệ sinh ở góc sân phía xa

Bác Quy trao tiền cho bác Tây

... và bác Tây trao cho Thủy

Chung đang làm việc

Ti vi mới được ai cho

Thủy, Triều, bác Tây, bác Quy