Tác giả Chủ đề: DỪA : CÂY CỦA CUỘC SỐNG  (Đã xem 2019 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

caothuynhi

  • bạn
Trả lời #1 vào: 07-03-2011 16:25:12
Dừa: Cây của Cuộc Sống

Trái dừa cung cấp nguồn dinh dưỡng qua cơm dừa, nước dừa, nước cốt dừa, và dầu dừa, và đã nuôi dưỡng con người trên thế giới qua nhiều thế hệ. Tại nhiều hòn đảo, dừa là thực phẩm chủ yếu của dân cư. Gần một phần ba dân số thế giới phụ thuộc vào dừa ở mức độ nào đó cho thực phẩm và kinh tế của họ. Trong những nền văn hóa này, dừa có một lịch sử dài và đáng trân trọng .

Dừa có chất dinh dưỡng cao và giàu chất xơ, vi-ta-min, và chất khoáng. Nó được xếp loại như “thực phẩm đầy chức năng” vì nó cho con người nhiều lợi ích về sức khỏe. Dầu dừa có nhiều lợi ích đặc biệt hơn vì nó có những đặc tính chữa bệnh vượt xa những loại dầu ăn khác và được dùng rộng rãi trong y khoa truyền thống của người Á Châu và vùng Thái Bình Dương.. Cư dân những quần đảo Thái Bình Dương xem dầu dừa là phương thuốc chữa trị cho mọi thứ bệnh. Dừa đối với họ rất qúy gía. Cây dừa vừa là thức ăn vừa là vị thuốc chữa bệnh nên họ gọi nó là “Cây của Cuộc Sống”. Chỉ mới gần đây, các nhà khoa học y khoa hiện đại mới mở chìa khóa bí mật của năng lực chữa trị tuyệt vời của dừa.

Dừa Trong Y Khoa Truyền Thống

Theo y khoa truyền thống ở các nơi trên thế giới thì dừa được dùng để điều trị nhiều bệnh như: áp xe, suyễn, hói đầu, viêm cuống phổi, vết bầm, phỏng, cảm lạnh, táo bón, ho, phù thủng, kiết lỵ, viêm tai, sốt, cúm, viêm lợi, bệnh lậu, kinh nguyệt không đều hay đau đớn, vàng da, sạn thận, chấy rận, thiếu dinh dưỡng, buồn nôn, ban đỏ, ghẻ, bệnh scobat, viêm da, viêm họng, sưng tấy, giang mai, nhức răng, lao, bướu, thương hàn, ung nhọt, đau bao tử, suy yếu, và những vết thương.

Dừa Trong Y Khoa Hiện Đại

Dầu dừa giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, vi trùng, chống lại ung thư. Cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách tiêu diệt các virus có hại như virus HIV, herpes, virus cúm và một số vi trùng gây bệnh khác..

Khoa học y khoa hiện đại ngày nay chứng thực cách dùng dừa trong việc điều trị những bệnh kể trên. Sau đây là tóm tắt những hữu dụng của dừa được in trong các nhật báo y khoa:
1. Diệt vi rút gây bệnh cúm, mụn giộp, bệnh sởi, Viêm gan C, SARS, AIDS, và các bệnh khác.
2. Diệt vi khuẩn gây ung nhọt, viêm họng, viêm đường tiểu, sâu răng, viêm lợi, sưng phổi, bệnh lậu, và những bệnh khác.
3. Diệt nấm gây bệnh nấm Candida, nấm đồng tiền, athlete’s foot, bệnh tưa (trẻ con), rôm sảy, và các nhiễm trùng khác.
4. Trục xuất hay diệt sán xơ mít, chấy, rận, giun Giardia, và những loại ký sinh trùng khác.
5. Cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng.
6. Tăng cường sinh lực và thể lực cho hoạt động của lực sĩ.
7. Tăng cường hệ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng kể cả vitamin, khoáng chất và acid amino.
8. Cải thiện việc điều tiết insulin và lượng đường trong máu.
9. Giảm stress trên tuyến tụy và hệ thống enzyme của cơ thể.
10. Giảm triệu chứng có liên quan đến tuyến tụy.
11. Giảm những nguy cơ cho sức khỏe của bệnh tiểu đường.
12. Giảm những vấn đền có liên quan đến u xơ nang.
13.. Tăng cường sự hấp thụ calcium và magnesium giúp chắc xương và răng.
14. Giúp ngừa loãng xương.
15.. Giảm triệu chứng của bệnh về túi mật..
16. Giảm triệu chứng có liên quan đến bệnh Crohn, viêm ruột kết mạn loét, và loét bao tử..
17. Tiêu hóa và đi cầu tốt.
18. Giảm đau và rát của bệnh trĩ.
19. Giảm viêm.
20. Giúp vết thương mau lành.
21. Giúp tăng cường hệ miễn dịch .
22. Giúp ngừa ung thư ngực, ruột gìa, và các loại ung thư khác.
23. Gia tăng tỉ số cholesterol tốt , ngừa bệnh tim.
24. Bảo vệ động mạch khỏi tình trạng xơ vữa vì vậy tránh được bệnh tim.
25. Giúp ngừa bệnh nha chu và sâu răng.
26. Có tác dụng như chất chống oxy hóa.
27. Bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do có hại gây lão hóa và các bệnh suy thoái.
28. Không làm mất chất chống oxy hóa của cơ thể như các loại dầu ăn khác.
29. Cải thiện việc dùng acid béo cần thiết và bảo vệ không bị oxy hóa.
30. Giảm triệu chứng của mệt mỏi kinh niên.
31. Giảm triệu chứng của bệnh sưng tuyến tiền liệt.
32. Giảm triệu chứng của bệnh động kinh.
33. Bảo vệ để tránh bị bệnh thận hay nhiễm trùng đường tiểu.
34. Làm tan sạn thận.
35. Giúp phòng ngừa bệnh gan.
36. Số calories thấp hơn những loại dầu khác.
37. Giúp cho hoạt động của tuyến giáp trạng.
38.. Giúp giảm cân nhờ tăng cường tốc độ chuyển hóa.
39. Được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng ngay chứ không dự trữ dưới dạng chất béo như các chất béo khác.
40. Giúp ngừa béo phì.
41. Xoa ngoài da trị nhiễm trùng.
42. Giảm triệu chứng của bệnh vảy nến, nấm eczema, viêm da.
43. Làm mềm da, giúp da không bị khô và tróc.
44. Ngừa vết nhăn da, da chảy xệ, và da đồi mồi.
45. Giúp tóc và da tốt.
46. Bảo vệ da không bị thương tổn do tia tử ngoại.
47. Giúp trị gàu.
48. Khi chiên xào ở nhiệt độ cao không gây hại như các loại dầu khác.
49. Không gây biến chứng có hại.
50. Hoàn toàn không chứa một chất có hại cho con người.

Bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, không có ý định chẩn bệnh, điều trị hay phòng ngừa bất cứ loại bệnh nào.

Vì dầu dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe do chất xơ và dinh dưỡng của nó, nên dầu dừa đúng thực là thức ăn và vị thuốc tuyệt vời. Nhưng người ta đã nghĩ sai lầm rằng dầu dừa không tốt cho sức khỏe vì nó chứa chất béo bão hòa. Hiện nay nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chất béo bão hòa chứa trong dầu dừa rất đặc biệt, không có loại dầu nào khác sánh kịp và nó có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe.

Dầu dừa đã được mệnh danh là “dầu lành mạnh nhất trên trái đất.” Điều gì làm cho dầu dừa là loại tốt như vậy? Điều gì làm cho nó nên khác biệt với các loại dầu khác, đặc biệt là chất béo bão hòa ?

Sự khác biệt nằm trong cấu trúc phân tử của chất béo. Tất cả các chất mỡ và dầu được cấu thành bởi các phân tử acid béo. Có hai phương pháp để phân loại acid béo.
*Thứ nhất, căn cứ trên sự bão hòa. Chúng ta có chất béo bão hòa (saturated fats), chất béo không bão hòa đơn ( monounsaturated fats), chất béo không bão hòa kép (polyunsaturated fats).
*Thứ hai, căn cứ trên chuỗi carbon. Acid béo gồm những chuỗi dài nguyên tử carbon và những nguyên tử hydrogen đính vào đó. Chúng ta có acid béo chuỗi ngắn , chuỗi 4 và 6 carbon (short chain fatty acid: SCFA), acid béo chuỗi trung bình (medium chain fatty acid: MCFA), chuỗi 8, 10, và 12 carbon, và acid béo chuỗi dài , chuỗi 14 hay nhiều hơn carbon (long chain fatty acid: LCFA).

Dầu dừa phần chính được cấu tạo bởi acid béo chuỗi trung bình (ABctb), cũng được gọi là triglycerides chuỗi trung bình (Tctb).

Hầu hết chất mỡ và dầu chúng ta ăn hàng ngày là acid béo chuỗi dài . Stearic acid là chuỗi acid béo18 carbon , có nhiều trong thức ăn hàng ngày của chúng ta.

Kích cỡ của chuỗi acid béo rất quan trọng. Tại sao? Vì cơ thể chúng ta đáp ứng và chuyển hóa mỗi acid béo một cách khác nhau tùy theo kích cỡ của chúng.

Vì chuỗi trung bình nhỏ hơn chuỗi dài chúng được tiêu hóa cách dễ dàng và hòa tan trong nước nhiều hơn. Cho nên nó không cần enzymes của tuyến tụy và mật của gan cho việc tiêu hóa của chúng. Vì vậy dầu dừa có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng nhanh chóng và dễ dàng không bắt hệ enzymes của cơ thể chịu gánh nặng khi tham gia vào việc tiêu hóa.

Bác sĩ Fife giải thích cách chất béo được tiêu hóa và chuyển hóa như sau:
Khi bạn ăn thức ăn có chứa triglycerides chuỗi dài, chúng đi qua bao tử rồi vào ruột. Hầu hết sự tiêu hóa triglycerides chuỗi dài xảy ra ở ruột. Enzymes của tuyến tụy và mật của túi mật cần thiết cho việc tiêu hóa này. Khi triglycerides chuỗi dài được tiêu hóa, dây nối chùm acid béo đứt ra, từng đơn vị acid béo này được gọi là lipoprotein ngấm vào thành ruột. Những lipoprotein này đi vào máu và luân chuyển khắp cơ thể.. Khi luân chuyển, chúng phóng thích những hạt của chất béo vào máu. Những hạt này được thấy ở tế bào mỡ và mãng xơ vữa của động mạch.

Khi triglycerides chuỗi trung bình (Tctb) được ăn, tiến trình xảy ra khác hẳn, chúng cũng đi qua bao tử rồi vào ruột, nhưng vì chúng được tiêu hóa quá dễ dàng nên ngay khi vừa rời bao tử là chúng đã tự tách ra thành từng đơn vị acid béo rồi. Khi vào ruột chúng lập tức ngấm vào tĩnh mạch cửa để đi thẳng vào gan. Ở gan chúng được dùng như nguồn nhiên liệu cung cấp năng luợng. Vì vậy acid béo ctb không qua giai đoạn lipoprotein ở trong ruột và trong gan. Chúng không luân chuyển trong máu, nên không đóng trong các tế bào mỡ và thành động mạch. Chúng được dùng để cung cấp năng lượng, không tham dự vào lượng mỡ thừa của con người , không gây nên xơ vữa cho động mạch vành.

Vì Tctb được tiêu hóa dễ dàng nên chúng cũng làm tăng sự hấp thụ các khoáng chất như magnesium, calcium, vài loại vitamin B, vitamin A, D, E, K , beta carotene, và vài amino acid ( vd: protein). Ví dụ: Các nghiên cứu cho thấy rằng những triệu chứng do thiếu vitamin B giảm đi khi thêm dầu dừa vào thức ăn. Nhờ giúp calcium hấp thu, dầu dừa giúp xương tăng trưởng và tránh được bệnh còi xương.

A-xít béo chuỗi trung bình (ABctb) có trong sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cũng như bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng. Sữa mẹ càng có nhiều ABctb, bé càng khỏe mạnh. Bình thường sữa mẹ có khoảng 3%-4% ABctb. Khi thêm dầu dừa vào thức ăn của mẹ, ABctb gia tăng đáng kể. Ví dụ: ăn 3 muỗng canh dầu dừa trong một bữa ăn, sẽ tăng lượng lauric acid từ 3,9% lên 9,6% sau 14 tiếng. Nếu người mẹ ăn dầu dừa hàng ngày, sẽ tăng ABctb lên 18% giúp cho bé phát triển , khỏe mạnh và có sức đề kháng cao. Vì lý do này, dầu dừa hay Tctb đã được thêm vào công thức sữa cho bé ở nhà thương và trên thương trường.

Chất kháng vi sinh vật

Nếu bạn hỏi tôi (bác sĩ Bruce Fife) phương dược tự nhiên nào có thể dùng để phòng ngừa hay ngay cả chữa một bệnh nhiễm trùng, tôi sẽ trả lời ngay là hãy thử dầu dừa. Dầu dừa? Đúng. Tôi đã thấy chỉ với dầu dừa nấm da được chữa lành chỉ trong vài ngày, nhiễm trùng đường tiểu biến mất trong chưa đầy hai ngày, và hết bệnh cúm chỉ trong vòng 12 tiếng.

ABctb trong dầu dừa có khả năng diệt vi khuẩn, virus, nấm, và ký sinh trùng. Đặc tính kháng vi sinh vật của ctba được tường trình đầu tiên bởi tiến sĩ Jon Kabara.
Toàn thể chất trong dầu dừa là triglycerides.
(Tri: ba , di: hai , mono : một )
Triglycerides là ba acid béo liên kết với nhau nhờ phân tử glycerol.
Khi triglycerides bị phân tách ra ở đường tiêu hóa, từng acid béo lần lượt tách rời ra.
Khi một acid béo tách ra, phần còn lại là diglycerides.
Khi hai acid béo tách ra, phần còn lại là monoglyceride.
Nếu cả ba acid béo cùng tách ra , chúng ta có glycerol và ba acid béo tự do.
Triglycerides và diglycerides không có tác dụng kháng sinh.
Chính monoglycerides và acid béo tự do ( ABctb) mang đặc tính kháng vi sinh vật này.
Ba Tctb quan trọng của dầu dừa là lauric acid (C12), carpic acid (C10), và caprylicacid (C8). Như vậy tên riêng của những monoglycerides này là: monolaurin, monocaprin, và monocaprylin. Tất cả ABctb và monoglycerides của chúng đều có tính kháng sinh rất lớn. Monolaurin có khả năng lớn nhất trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút, và nấm. Tuy nhiên mỗi loại có đặc tính kháng sinh riêng. Ví dụ: loại này hữu hiệu hơn trong việc diệt E.. coli, loại kia hữu hiệu hơn trong việc trừ nấm Candida albicans. Tất cả chúng hợp lực sẽ cung cấp hiệu quả diệt trùng rộng nhất và mạnh nhất.

Vi sinh vật trở nên yếu đuối nhất đối với ABctb và những monoglycerides của nó là những vi sinh có lớp bọc ngoài bằng chất béo. Lớp bọc bằng chất béo này bảo vệ cấu trúc của vi sinh.. ABctb và monoglycerides thẩm thấu vào trong màng bao bọc vi sinh, phá vỡ và phân hủy nó, nên giết chết vi sinh vật. Tiến trình này hữu hiệu đến nỗi nó có thể giết ngay cả những siêu vi khuẩn đã trở nên đề kháng lại được với cả trụ sinh. Vi khuẩn không thể thích ứng để trở thành miễn nhiễm với loại hoạt động này. Vì vậy ABctb có thể dùng đều đặn mà không sợ vi sinh vật miễn nhiễm với trụ sinh trở thành hung thần vô địch.

Cuộc nghiên cứu cho thấy là dầu dừa có thể là phương thuốc thiên nhiên đầy hứa hẹn cho một số lượng lớn bệnh lây nhiễm, ngay cả bệnh trầm trọng như AIDS và SARS. Từ thập niên 1980 các nhà nghiên cứu đã khám phá rằng ABctb trong dầu dừa có thể diệt HIV – virus của bệnh AIDS.. Khi những tường thuật của dầu dừa lan rộng, nhiều cá nhân mắc bệnh AIDS đã tự thêm dầu dừa vào việc điều trị của họ... Điều này đã dẫn tới nhiều câu chuyện của bệnh nhân AIDS kinh nghiệm sự hồi phục từng phần hay toàn phần của họ

(Sưu tầm)