Tác giả Chủ đề: Cảm thụ văn chương: tình trạng xây nhà từ nóc  (Đã xem 11267 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Nguyen Thi Thu Hue

Trả lời #16 vào: 15-05-2016 03:52:09
Hôm nay xem lại chủ đề \"Cảm thụ văn chương\" do A.banron viết  - mặc dù mới đi được 3 loạt bài đầu: \"Tình trạng xây nhà từ nóc\"; \"Hoài cảm\" & \"Người trong mộng\" nhưng đọc phần phân tích cảm thấy thật tuyệt vời!!!

-> Các bài viết QUÁ HAY mà điều đáng nói hơn là sau tgian dài đọc lại vẫn thấy bài viết rất có sức hút, lôi cuốn & thật hấp dẫn. Quá tuyệt diệu & rất đặc biệt!

Chân thành Cảm ơn tác giả & cũng xin được chúc A có thật nhiều niềm vui & hạnh phúc nhé! :)

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #15 vào: 11-02-2014 13:54:46
Bình thủy tương phùng (Bèo nước gặp nhau) - Nhớ Vương Bột

 
Hôm trước đọc lại câu chuyện ngắn trong một quyển sách cũ, thấy câu “bọn chúng tôi gặp nhau nhờ cái duyên bình thủy…”, chợt muốn viết mấy dòng lên đây để giới thiệu với mọi người như vừa mới nhặt được “viên gạch văn chương” mà mình từng nói với nhau.

Khi gặp nhau trong cảnh lưu lạc tha hương, người ta gọi đó là duyên “bình thủy”.

Không rõ đây là thành ngữ xa xưa của Trung Quốc hay là sáng tác xuất thần của Vương Bột trong bài Đằng Vương các tự nổi tiếng, trong hai câu:

Quan san nan việt, thuỳ bi thất lộ chi nhân?
Bình thuỷ tương phùng, tận thị tha hương chi khách.
(Núi cao khó vượt, ai thương mấy kẻ lạc loài?
Bèo nước gặp nhau, ngó lại toàn dân xa xứ)

Ví cảnh may mắn gặp nhau của hai người xa lạ với hình ảnh của bèo và nước thật không gì hay hơn được. Nước chảy bèo trôi, cả hai cùng vô định, sự gặp gỡ kia thật chẳng ai ngờ. Thường những mối quan hệ này về sau tốt đẹp, và buổi gặp gỡ ban đầu ấy được lưu truyền như kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời của mỗi người.

Trên diễn đàn văn thơ thời Đường – Tống, Vương Bột là một nhân vật được nhiều người mến phục. Ông viết bài Đằng Vương các tự khi mới 16 tuổi, giữa đám tao nhân mặc khách đã có tiếng tăm đến dự buổi yến tiệc được chiêu đãi trên lầu Đằng Vương. Bài của ông hay đến mức không ai dám đưa bài của mình ra nữa dù mỗi người trước khi đi đều đã chuẩn bị sẵn sàng, còn ông thì ứng tác tại chỗ mà thôi.

Tiếc rằng tài hoa bạc mệnh, năm 27 tuổi ông gặp nạn đắm tàu mà chết.
----
Không ngại dài dòng, tôi xin copy bài này lại dưới đây cho bạn nào thích đọc.

滕王閣序

南昌故郡,洪都新府。
星分翼軫,地接衡廬。
襟三江而帶五湖,控蠻荊而引甌越。
物華天寶,龍光射牛鬥之墟;
人傑地靈,徐稚下陳蕃之榻。
雄州霧列,俊采星馳,
臺隍枕夷夏之交,賓主盡東南之美。
都督閻公之雅望,綮戟遙臨;
宇文新州之懿范,襜帷暫駐。
十旬休暇,勝友如雲;
千里逢迎,高朋滿座。
騰蛟起鳳,孟學士之詞宗;
紫電青霜,王將軍之武庫。
家君作宰,路出名區;
童子何知,躬逢勝餞。

時維九月,序屬三秋。
潦水盡而寒潭清,煙光凝而暮山紫。
儼驂騑於上路,訪風景于崇阿。
臨帝子之長洲,得仙人之舊館。
層臺聳翠,上出重霄;
飛閣流丹,下臨無地。
鶴汀鳧渚,窮島嶼之縈回;
桂殿蘭宮,列岡巒之體勢。
披繡闥,俯雕甍,
山原曠其盈視,川澤盱其駭矚。
閭閻撲地,鍾鳴鼎食之家;
舸艦迷津,青雀黃龍之軸。
虹銷雨霽,彩徹雲衢。
落霞與孤鶩齊飛,秋水共長天一色。
漁舟唱晚,響窮彭蠡之濱;
雁陣驚寒,聲斷衡陽之浦。

遙襟俯暢,逸興遄飛。
爽籟發而清風生,纖歌凝而白雲遏。
淇園綠竹,氣淩彭澤之樽;
鄴水朱華,光照臨川之筆。
四美具,二難并。
窮睇眄于中天,極娛遊於暇日。
天高地迥,覺宇宙之無窮;
興盡悲來,識盈虛之有數。
望長安于日下,指吳會於雲間。
地勢極而南溟深,天柱高而北辰遠。
關山難越,誰悲失路之人?
萍水相逢,盡是他鄉之客。
懷帝閽而不見,奉宣室以何年?

嗟乎!
時運不濟,命途多舛。
馮唐易老,李廣難封。
屈賈誼于長沙,非無聖主;
竄梁鴻于海曲,豈乏明時。
所賴君子安貧,達人知命。
老當益壯,寧知白首之心?
窮且益堅,不墜青雲之志。
酌貪泉而覺爽,處涸轍以猶歡。
北海雖賒,扶搖可接;
東隅已逝,桑榆非晚。
孟嘗高潔,空懷報國之心;
阮籍倡狂,豈效窮途之哭!

勃三尺微命,一介書生。
無路請纓,等終軍之弱冠;
有懷投筆,慕宗愨之長風。
舍簪笏於百齡,奉晨昏於萬里。
非謝家之寶樹,接孟氏之芳鄰。
他日趨庭,叨陪鯉對;
今晨捧袂,喜托龍門。
楊意不逢,撫淩雲而自惜;
鍾期既遇,奏流水以何慚?

嗚呼!
勝地不常,盛筵難再。
蘭亭已矣,梓澤丘墟。
臨別贈言,幸承恩於偉餞;
登高作賦,是所望於群公。
敢竭鄙誠,恭疏短引。
一言均賦,四韻俱成。
請灑潘江,各傾陸海雲爾。

滕王高閣臨江渚,
佩玉鳴鸞罷歌舞。
畫棟朝飛南浦雲,
珠帘暮捲西山雨。
閒雲潭影日悠悠,
物換星移幾度秋。
閣中帝子今何在?
檻外長江空自流。

Đằng Vương các tự

Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ.
Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư.
Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ, khống Man Kinh nhi dẫn Âu Việt.
Vật hoa thiên bảo, long quang xạ Ngưu Đẩu chi khư;
Nhân kiệt địa linh, Từ Trĩ hạ Trần Phồn chi tháp.
Hùng châu vụ liệt, tuấn thái tinh trì,
Đài hoàng chẩm Di Hạ chi giao, tân chủ tận đông nam chi mỹ.
Đô đốc Diêm công chi nhã vọng, khể kích dao lâm;
Vũ Văn tân châu chi ý phạm, xiêm duy tạm trú.
Thập tuần hưu hạ, thắng hữu như vân;
Thiên lý phùng nghinh, cao bằng mãn toạ.
Đằng giao khởi phụng, Mạnh học sĩ chi từ tông;
Tử điện thanh sương, Vương tướng quân chi võ khố.
Gia quân tác tể, lộ xuất danh khu;
Đồng tử hà tri, cung phùng thắng tiễn.

Thời duy cửu nguyệt, tự thuộc tam thu.
Lạo thuỷ tận nhi hàn đàm thanh, yên quang ngưng nhi mộ sơn tử.
Nghiễm tham phi ư thượng lộ, phỏng phong cảnh vu sùng a.
Lâm đế tử chi Trường Châu, đắc tiên nhân chi cựu quán.
Tằng đài tủng thuý, thượng xuất trùng tiêu;
Phi các lưu đan, hạ lâm vô địa.
Hạc đinh phù chử, cùng đảo tự chi oanh hồi;
Quế điện lan cung, liệt cương loan chi thể thế.
Phi tú thát, phủ điêu manh,
Sơn nguyên khoáng kỳ doanh thị, xuyên trạch hu kỳ hãi chúc.
Lư diêm phác địa, chung minh đỉnh thực chi gia;
Khả hạm mê tân, thanh tước hoàng long chi trục.
Hồng tiêu vũ tễ, thái triệt vân cù.
Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Ngư chu xướng vãn, hưởng cùng Bành Lễ chi tân;
Nhạn trận kinh hàn, thanh đoạn Hành Dương chi phố.

Dao khâm phủ sướng, dật hứng thuyên phi.
Sảng lại phát nhi thanh phong sinh, tiêm ca ngưng nhi bạch vân át.
Kỳ Viên lục trúc, khí lăng Bành Trạch chi tôn;
Nghiệp thuỷ châu hoa, quang chiếu Lâm Xuyên chi bút.
Tứ mỹ cụ, nhị nan tinh.
Cùng thê miện vu trung thiên, cực ngu du ư hạ nhật.
Thiên cao địa huýnh, giác vũ trụ chi vô cùng;
Hứng tận bi lai, thức doanh hư chi hữu số.
Vọng Trường An vu nhật hạ, chỉ Ngô Hội ư vân gian.
Địa thế cực nhi nam minh thâm, thiên trụ cao nhi bắc thần viễn.
Quan san nan việt, thuỳ bi thất lộ chi nhân ?
Bình thuỷ tương phùng, tận thị tha hương chi khách.
Hoài đế hôn nhi bất kiến, phụng Tuyên thất dĩ hà niên ?

Ta hồ!
Thời vận bất tế, mệnh đồ đa suyễn.
Phùng Đường dị lão, Lý Quảng nan phong.
Khuất Giả Nghị vu Trường Sa, phi vô thánh chủ;
Thoán Lương Hồng vu Hải Khúc, khởi phạp minh thời.
Sở lại quân tử an bần, đạt nhân tri mệnh.
Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm ?
Cùng thả ích kiên, bất truỵ thanh vân chi chí.
Chước Tham tuyền nhi giác sảng, xử hạc triệt dĩ do hoan.
Bắc hải tuy xa, phù dao khả tiếp;
Đông ngung dĩ thệ, tang du phi vãn.
Mạnh Thường cao khiết, không hoài báo quốc chi tâm;
Nguyễn Tịch xướng cuồng, khởi hiệu cùng đồ chi khốc!

Bột tam xích vi mệnh, nhất giới thư sinh.
Vô lộ thỉnh anh, đẳng Chung Quân chi nhược quán;
Hữu hoài đầu bút, mộ Tông Xác chi trường phong.
Xả trâm hốt ư bách linh, phụng thần hôn ư vạn lý.
Phi Tạ gia chi bảo thụ, tiếp Mạnh thị chi phương lân.
Tha nhật xu đình, thao bồi Lý đối;
Kim thần phủng duệ, hỉ thác Long môn.
Dương Ý bất phùng, phủ Lăng vân nhi tự tích;
Chung Kỳ ký ngộ, tấu lưu thuỷ dĩ hà tàm ?

Ô hô!
Thắng địa bất thường, thịnh diên nan tái.
Lan Đình dĩ hĩ, Tử Trạch khâu khư.
Lâm biệt tặng ngôn, hạnh thừa ân ư vĩ tiễn;
Đăng cao tác phú, thị sở vọng ư quần công.
Cảm kiệt bỉ thành, cung sơ đoản dẫn.
Nhất ngôn quân phú, tứ vận câu thành.
Thỉnh sái Phan giang, các khuynh lục hải vân nhĩ.

Đằng Vương cao các lâm giang chử,
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ.
Hoạ đống triêu phi Nam Phố vân,
Châu liêm mộ quyển Tây Sơn vũ.
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
Vật hoán tinh di kỷ độ thu.
Các trung đế tử kim hà tại ?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.

----

Bài tự về gác Đằng Vương (Người dịch: Trần Trọng San)

(Đây là) quận cũ Nam Xương; phủ mới Hồng Đô.
Sao chia ngôi Dực, ngôi Chẩn; đất nối núi Hành, núi Lư.
Như cổ áo của ba sông, vòng đai của năm hồ; khuất phục đất Man Kinh, tiếp dẫn miền Âu Việt.
Vẻ rực rỡ của vật chính là đồ quý báu của trời; ánh sáng vằn rồng chiếu lên khu vực sao Đẩu sao Ngưu.
Bậc hào kiệt nơi người do khí linh tú của đất mà có; nhà cao sĩ Từ Trĩ hạ chiếc giường treo của Trần Phồn.
Chốn hùng châu như sương mù giải giăng; nguời anh tuấn như ngôi sao rong ruổi.
Đài, hào nằm gối lên giao giới vùng Di, Hạ; khách, chủ đều là những vẻ đẹp miền đông, nam.
Tiếng tăm tốt của đô đốc Diêm Bá Tự cùng với những khải kích đi đến miền xa.
Quan thái thú Vũ Văn Quân, là mô phạm của châu mới, tạm dừng xe tại chốn này.
Mười tuần nhàn rỗi, bạn tốt như mây.
Ngàn dặm đón chào, bạn hiền đầy chỗ.
Giao long vượt cao, phụng hoàng nổi dậy, đó là tài hoa của Mạnh học sĩ, ông tổ của từ chương.
Tia chớp tía, hạt sương trong, đó là tiết tháo của Vương tướng quân, nhà cai quản võ khố.
Nhân gia quân làm quan tể tại Giao Châu, tôi đi thăm miền nổi tiếng đó.
Kẻ đồng tử này đâu biết có việc chi, hân hạnh gặp buổi tiệc linh đình.

Lúc này đương là tháng chín, thuộc về ba thu.
Nước rãnh cạn, đầm lạch trong; ánh khói đọng, núi chiều tia.
Trông ngựa xe trên đường cái; hỏi phong cảnh nơi gò cao.
Đến miền Trường Châu của đế tử; tìm được quán cũ của người tiên.
Núi non cao biếc, nhô khỏi lớp mây; bóng gác bay, màu son chày, dưới không sát đất.
Bến hạc, bãi phù quanh co đến tận đảo cồn; điện quế, cung lan bày ra cái thể thế của núi non.
Mở rộng cửa tô; cúi xem cột chạm.
Đồng núi trông rộng khắp; sông đầm nhìn hãi kinh.
Cửa ngõ giăng mặt đất, đó là những nhà rung chuông, bày vạc.
Thuyền bè chật bến sông, trục vẽ chim sẻ xanh, rồng vàng.
Cầu vồng tan, cơn mưa tạnh; vẻ rực sáng, suốt đường mây.
Ráng chiều rơi xuống, cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc.
Thuyền câu hát ban chiều, tiếng vang đến bến Bành Lễ.
Bầy nhạn kinh giá rét, tiếng kêu dứt bờ Hành Dương.

Khúc ngâm xa xôi sảng khoái; hứng thú phiêu dật bay nhanh.
Tiếng vui phát sinh, gió mát nổi dậy; ca nhẹ lắng chìm, mây trắng lưu lại.
Tre lục vườn Kỳ, khí lan chén rượu Bành Trạch.
Sắc đỏ sông Nghiệp, ánh soi ngọn bút Lâm Xuyên.
Sẵn bốn điều hay; đủ hai bậc tốt.
Ngắm trông khắp cả khoảng trời; vui chơi hết ngày nhàn rỗi.
Trời cao, đất xa, biết vũ trụ rộng vô cùng.
Hứng hết, buồn về, hiểu đầy vơi là có số.
Trông Trường An dưới mặt trời; trỏ Ngô Hội trong khoảng mây.
Thế đất tận cùng, biển Nam sâu thẳm; cột trời cao ngất, sao Bắc xa xôi.
Quan san khó vượt, nào ai sót thương người lạc lối ?
Bèo nước gặp nhau, hết thảy đều là khách tha hương.
Tưởng nhớ chốn cửa vua, không trông thấy được; phụng chiếu nơi Tuyên Thất, chẳng biết năm nào.

Than ôi!
Thời vận chẳng bình thường; đường đời nhiều ngang trái.
Phùng Đường dễ thành già cả; Lý Quảng khó được phong hầu.
Giả Nghị bị khuất nơi Trường Sa, chẳng phải không vua hiền thánh.
Lương Hồng phái náu miền Hải Khúc, đâu có thiếu thời quang minh.
Nhờ được: người quân tử vui cảnh nghèo; bậc đạt nhân biết rõ mệnh.
Tuổi già càng phải mạnh hơn, nên hiểu lòng ông đầu bạc.
Lúc cùng hãy nên thêm vững, không rớt chí đường mây xanh.
Uống nước suối Tham, lòng vẫn sáng; ở nơi cùng khổ, bụng còn vui.
Biển bắc tuy xa xôi, nhưng cưỡi gió có thể đi tới.
Đã để trôi qua lúc mặt trời mọc ở phương đông, nhưng khi bóng lặn khóm tang du, phải đâu đã muộn.
Mạnh Thường thanh cao, vẫn mang tấm lòng báo quốc.
Nguyễn Tịch rồ dại, há bắt chước tiếng khóc đường cùng.

Bột này là đứa nhỏ cao ba thước, một gã học trò.
Không có đường xin dải dây dài, như tuổi niên thiếu của Chung Quân.
Nhưng có hoài bão vứt cây bút, yêu mến cơn gió dài của Tông Xác.
Bỏ rơi trâm hốt ở trăm năm; theo việc thần hôn ngoài vạn dặm.
Tuy không phải là cây báu nhà họ Tạ; nhưng được ở gần hàng xóm tốt của họ Mạnh.
Ngày sau, tôi sẽ rảo bước trước sân, lạm phụ thêm lời đối đáp của ông Lý.
Sớm nay, nâng tay áo, vui mừng được gửi gắm họ tên tại cổng rồng.
Không còn được gặp Dương Ý, nên đọc thiên lăng vân mà tự tiếc.
Nhưng đã gặp Chung Kỳ, thì tấu khúc lưu thuỷ có hổ thẹn gì.

Than ôi!
Chốn danh thắng chẳng thường tồn tại; bữa tiệc lớn khó gặp hai lần.
Lan Đình còn đâu nữa, Tử Trạch thành gò hoang.
Hân hạnh được thừa ân Diêm công trong bữa tiệc vĩ đại này, tôi viết lời tặng khi lâm biệt.
Còn như lên cao làm phú, đó là việc mong mỏi nơi các ông.
Xin dốc lòng thành quê kệch; cung kính làm bài tự ngắn.
Trước ngỏ một lời, sau bày tình ý; đồng thời bốn vận đều xong.
Mời rảy nước sông Phan, cùng làm cho nghiêng mây trong đất liền lẫn mây ngoài biển vậy.

Bên sông, đây gác Đằng Vương.
Múa ca đã tắt, ngọc vàng nào ai ?
Cột rồng Nam Phố mây bay.
Rèm châu mưa cuốn ngàn Tây, sớm chiều.
In đầm, mây vẩn vơ trôi.
Tang thương vật đổi, sao dời mấy thâu.
Đằng vương trong gác giờ đâu ?
Trường Giang nước vẫn chảy mau mé ngoài.

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #14 vào: 11-02-2014 13:42:42
“Ý tại ngôn ngoại” nghĩa là “ý ở ngoài lời”, là muốn chuyển tải thông điệp nhiều hơn những gì những chữ trong câu có thể chuyên chở.

Ở đây tôi không xét đến cách nói bóng gió hay ám chỉ theo kiểu “nói vậy mà không phải vậy”. Những trường hợp đó không thực sự là “ý tại ngôn ngoại” của văn chương .

Trong văn thơ ta thường gặp lối viết này vì hai lẽ: 1. Những bài thơ ngắn với số chữ giới hạn không thể diễn tả hết tâm tư tình cảm của người viết nếu chỉ nhờ vào ngôn ngữ cụ thể; 2. Đời sống tinh thần của người đọc sẽ không được nâng cao nếu tác phẩm văn chương không tạo ra một không gian cho họ tưởng tượng. Ta gọi đó là dư âm.

Tôi xin đưa ra vài ví dụ.

Tú Xương viết:

“Sông kia giờ đã nên đồng
Chỗ thành nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”

Bốn câu của bài thơ Sông Lấp, nhất là hai câu cuối là một hoài niệm không chỉ của Tú Xương, mà của tất cả những ai đọc nó. Ta dễ chìm vào một thoáng bâng khuâng, đượm buồn khi đọc mấy lời tình tự quê hương của tác giả. Ta có cảm tưởng rằng có khi ông “giật mình” thật, tưởng tiếng ai gọi đò thật, nhưng nghĩ lại thì có lẽ ông chỉ thảng thốt hỏi – mà cũng không biết hỏi ai – rằng “con sông yêu dấu của tôi đâu?”. Càng bâng khuâng hơn nếu người đọc cũng đã từng có một “dòng sông” ấy trong thời thơ ấu, một cái gì đó gần gũi thân thương vì hoàn cảnh đành phải chia xa.

Đó là ý tại ngôn ngoại. Khó kiếm bài thơ nào diễn tả một mối hoài niệm hay hơn thế.

Lý Thương Ẩn viết:

“Xuân tàm đáo tử ty phương tận”

Còn tằm đến chết vẫn còn vương tơ hay mới hết vương tơ? Dịch sao cũng được vì không còn quan trọng nữa. Ai cũng hiểu theo nghĩa khác rồi. Nhà văn nhả tơ theo cách của nhà văn, nghệ sĩ nhả tơ theo đường nghệ sĩ. Chúng ta những người bình thường, không phải đang làm nghề gì đặc biệt nhưng cũng nhả tơ như kiếp con tằm cho đến khi chết mới thôi. Nghề nào mà có lương tâm cũng đều như vậy. Ý ở ngoài lời trong trường hợp này quả thật rất xa.

Hàn Mặc Tử viết:

“Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”

Chưa cần đọc hết bài thơ Mùa Xuân Chín, chỉ hai câu này thôi cũng đã gây cho ta cảm giác bồi hồi, nửa như vui tươi nửa như nuối tiếc. Đám xuân xanh đang hát trên đồi ấy sẽ đến lúc ngừng chơi, mầm biệt ly đã chứa sẵn ngay trong lần đầu gặp gỡ. Tuổi thanh xuân ngắn ngủi qua mau, có biết cũng không làm sao níu kéo. Và ta cũng không rõ Hàn Mặc Tử tỏ ý tiếc cho những cô thôn nữ hay tiếc cho chính bản thân mình khi viết những dòng thơ trên. Hai câu thơ ngắn ngủi đã gieo vào lòng người đọc cái dư âm nằm ngoài câu chữ.

Như những bài đầu tôi đã nói, học sinh ngày nay cần trang bị đầy đủ những “viên gạch văn chương” để hiểu cái ý tại ngôn ngoại của những bài thơ hay, những áng văn xuất sắc để rồi từ đó chính các em cũng tập luyện và viết ra được những câu thơ, lời văn như thế. Rơi vào cái hạ đẳng của việc dùng lời bóng gió, nói tránh mà tưởng đó là văn chương thì thật là tai hại.

Cảm thụ văn chương là vấn đề sử dụng ngôn từ của người viết đồng thời là khả năng cảm nhận của người đọc. Cả hai yếu tố ấy biểu hiện mức độ văn minh, đời sống tinh thần của xã hội. Khi người viết có khả năng diễn đạt cảm xúc cho người khác hiểu, khi người đọc nhờ có học vấn mà có thể cảm nhận những cảm xúc ấy một cách thanh cao, ta nói hạnh phúc xã hội đã được nâng lên. Đó chính là giá trị của môn văn, là đóng góp của giáo viên dạy văn, thiết tưởng không có môn học nào giúp nâng đời sống tinh thần, mang lại hạnh phúc cho con người lên rõ ràng như thế.

Bài viết ngắn này cũng mong góp một phần nhỏ trong công việc đó.

Chúc cả nhà vui.

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #13 vào: 03-07-2013 23:56:27
(Viết theo đề nghị của một bạn bên FB)

Tôi chỉ mong trả lời câu hỏi “Yếu tố nào khiến người đọc cảm thụ văn chương từ thơ tự do? Có phải là ý và từ không?” chứ không nói hết các khía cạnh. Nghĩa là chỉ “trả bớt” nợ thôi chứ không trả dứt nổi :)

Đề tài này viết dài vì phải giới thiệu về “Thơ Mới” trước khi bàn đến “Thơ tự do”. Một điểm nữa, câu hỏi lần này mang tính giáo khoa nên trả lời chắc cũng… “khô” như sách giáo khoa.

1. Phong trào thơ mới:

Trước thời Pháp thuộc, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng chính từ văn học Trung Quốc. Nói về thơ thì bên cạnh thơ lục bát đặc trưng của Việt Nam, ta chỉ thấy thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú là phổ biến hơn cả.

Khi Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa, họ du nhập vào nước ta văn hóa Tây phương. Đời sống xã hội cũng biến đổi sâu rộng trong hoàn cảnh đó. Như một làn sóng, thanh niên nam nữ theo Tây học, tương đối tự do trong đời sống tình cảm. Họ mơ mộng nhiều hơn và từ đó, nhu cầu phản ánh tâm tư qua hình thức văn chương cũng phải khác hơn.

Các tờ báo như Nam Phong, Phụ Nữ Tân Văn ra đời. Các nhà thơ, nhà văn bắt đầu nhận ra sự gò bó của thơ cũ. Họ bắt đầu thấy rằng khó có thể diễn đạt đầy đủ nội dung và cảm xúc nếu chỉ gói gọn trong thơ Đường luật với cách dùng điển cố, kín đáo và gián tiếp, khác nào phải múa gươm trong không gian chật hẹp.

Nhưng thói quen vốn rất khó thay đổi dù trong bất kỳ lĩnh vực nào. Các nhà thơ kỳ cựu với vốn Hán học uyên thâm càng không quen với kiểu tự do vượt ra ngoài khuôn khổ. Vài bài thơ mới trình làng đã gặp ngay sự chỉ trích từ những người bảo thủ, báo hiệu cuộc chiến sắp khai diễn giữa thơ cũ và thơ mới. Đứng đầu bên phái Thơ Cũ là Tản Đà. Đứng đầu bên phái Thơ Mới là Phan Khôi.

Châm ngòi cho cuộc chiến, phát pháo đầu tiên là của Phan Khôi với bài thơ “Tình già” độc đáo. Tiếp theo là những lần đăng đàn diễn thuyết của Lưu Trọng Lư. Phe Thơ Mới ngày càng có nhiều người theo ủng hộ vì hợp với tâm tư của họ. Cuộc chiến chín năm (1932 – 1941) kết thúc. Phe thơ mới hát khúc khải hoàn còn chúng ta được thưởng thức những tuyệt tác như “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, “Hai sắc hoa Ti-gôn” của TTKH và rất nhiều bài thơ hay của các tác giả khác như Hàn Mặc Tử, Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa...

Bài thơ mới đầu tiên

Một cách “danh chính ngôn thuận” ta có thể coi bài Tình Già của Phan Khôi đăng trên tạp chí Phụ Nữ Tân Văn năm 1932 là bài thơ mới đầu tiên. Gọi là đầu tiên vì nó phát lệnh cho cuộc chiến thôi chứ thực ra khi Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ Pháp bài “Con ve sầu và con kiến” (La Cigale et la Fourmi) của La Fontaine năm 1928, ông đã chính thức tạo ra thơ mới rồi.

Mời các bạn xem bài thơ “Tình già” của Phan Khôi:

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau than thở:
- “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng;
Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”
- “Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thuỷ chung?”

Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau;
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!
Ôn chuyên cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi!

Thật là một sự “cải cách” táo bạo! Nhưng với những nhà thơ cựu học luôn trau chuốt từng chữ từng vần theo niêm luật thì cái kiểu viết thơ tự do thế này làm sao mà chịu được. Nhiều vị còn nói thẳng những thứ đó là ngớ ngẩn, rằng thơ mới sẽ chết ngay thôi.

Nhưng sự thật thì thơ mới, thơ tự do giúp ta diễn đạt tình cảm thắm thiết hơn nhiều.

Nhân tiện nói thêm, Nhật Bản là nước đầu tiên ở châu Á diễn ra phong trào thơ mới khi các Giáo sư trường đại học Tokyo dịch thơ Tây phương theo phong cách tự do (Shintaishi) từ năm 1882. Các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia… đều có diễn ra trào lưu thơ mới.

Trước khi sang phần trả lời câu hỏi của Lúm Đồng Điếu, tôi muốn mời các bạn đọc chầm chậm bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan. Đây không phải là bài thơ tác giả nghĩ ngợi sáng tác, mà vì quá đau đớn bởi cái chết của người vợ trẻ, tiếng khóc không cất lên được, chỉ tự xé tâm can trào ra.

Màu Tím Hoa Sim

Tác giả: Hữu Loan

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi

Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương
Người vợ chờ bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng
Tấm áo ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
Cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...

Màu tím hoa sim,
Tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)


2. Yếu tố nào làm người đọc “cảm thụ văn chương” từ thơ tự do:

Đã nói là thơ thì phải nói tới vần và điệu. Về vần, thơ tự do không bị ràng buộc, gò bó như thơ Đường nhưng bài thơ vẫn giữ được vần với những câu dài ngắn khác nhau. Còn về điệu, thơ tự do cũng không bị buộc phải đối thanh, đối ý, đối lời. Tuy không lên xuống theo luật bằng trắc nhưng bài thơ vẫn tạo ra một nhịp điệu làm cầu nối cho con người cảm nhận văn chương. Có nhạc sĩ đọc xong một bài thơ bỗng muốn phổ ngay thành nhạc chính là vì thế. Ta tạm gọi đó là cái “du dương” từ nhịp điệu của bài thơ.

Các bạn thử đọc 6 câu đầu của bài thơ Màu Thời Gian của Đoàn Phú Tứ:

Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngày xưa không lạnh nữa, Tần Phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian…


Nhịp điệu (bằng trắc) cộng với gieo vần khéo léo đã cho ta cảm nhận cái du dương nhè nhẹ của khúc dạo đầu. Như vậy, làm thơ, dù là thơ tự do vẫn phải có sự “dụng công” một cách hợp lý cho vần (và) điệu.

Về phần thứ 2 trong câu hỏi: có phải người ta cảm thụ văn chương trong thơ tự do nhờ ý và từ không? Xin thưa: cũng đúng. Từ là vật liệu bên ngoài, ý là cái chất bên trong. Người ta thích một bài thơ nhờ hiểu và tâm đắc với ý.
Cho nên ý càng hay, thậm chí đôi khi hơi bí ẩn thì càng thu hút được nhiều quan tâm, cảm tình của độc giả (các bạn có thể xem lại Note: Bài thơ Lá Diêu Bông).

Thơ tự do qua ba phần tư thế kỷ đã chứng minh được giá trị nghệ thuật của mình. Có người làm được nhiều bài hay như Nguyễn Duy hay một vài bài gần đây của Nguyễn Phong Việt. Thơ tự do là một bước tiến, vì thế người làm thơ tự do cũng phải rèn luyện chứ không thể làm cẩu thả mà lưu lại được chút dư âm trong tâm trí của bạn đọc.

Chúc cả nhà luôn vui.

 


Ngủ rồi Nguyen Thi Thu Hue

Trả lời #12 vào: 28-06-2013 21:08:21
Bài viết thật hay, súc tích & thú vị. 

-> em cám ơn Anh banron rất nhiều vì đã nhận lời yêu cầu & dành thời gian quý báu để viết về \\\"viên gạch điển cố\\\" của cụm từ \\\"Sầu vạn cổ\\\" ạ  :)

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #11 vào: 15-05-2013 08:33:12
Viết theo đề nghị của Thu Huệ

Có mấy đề tài còn tồn đọng như cách xưng hô giữa giảng viên và sinh viên trong giảng đường; đề tài về các bài hát Hòn Vọng Phu hay trường ca Hội Trùng Dương… Nhưng tôi cảm thấy muốn viết về cảm thụ văn chương căn bản trước, về những “viên gạch” điển cố mà người đọc cần phải biết để cảm nhận cái hay của lời văn. Vì thế trong bài này tôi xin giải thích ba chữ “Sầu vạn cổ” mà Thu Huệ đã hỏi trong một topic trước đây.

“Sầu vạn cổ” là mối sầu ngàn đời, không thể tránh khỏi, không thể giải thoát; là sinh lão bệnh tử, là những đau khổ nhất thiết mỗi người phải trải qua không có cách gì né tránh được. Đó chính là những đau khổ luôn đi theo thân phận con người.

Người xưa đã cố công tìm cách vượt qua nó. Tần Thủy Hoàng đã phái quân đội cùng các đạo sĩ đi tìm thuốc trường sinh nhưng tất cả đều không kết quả. Vạn lý trường thành cũng không ngăn nổi cái chết có phần thê thảm của vị hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Hoa này.

Với các triết gia, họ tìm hiểu sự vận hành của thiên nhiên rồi cuối cùng chấp nhận quy luật sinh tử đó theo triết thuyết riêng của mình.

Với các nhà thơ, họ không chống lại mà chỉ tìm cách quên đi, tìm quên trong men rượu. Và họ thường đề cao Rượu trong đời sống tinh thần hướng thượng của mình.

Người đầu tiên dùng ba tiếng “Vạn Cổ Sầu” trong văn học Trung Hoa có lẽ là Lý Bạch – thi sĩ nổi danh nhất thời Đường. Không biết có ai dùng thuật ngữ này sớm hơn Lý Bạch hay không. Mời các bạn đọc lại bài thơ “Tương Tiến Tửu” dưới đây để thấy Lý Bạch diễn tả cái hay của việc uống rượu như thế nào (tất nhiên ta phải biết phân biệt cái say nho nhã của nhà thơ với tệ say sưa của những người hư hỏng).

Về sau, “sầu vạn cổ” còn được dùng để chỉ tình yêu. Vì cũng như cái chết là không thể tránh khỏi, chúng ta dường như cũng không thể tránh né tình yêu (để rồi đau khổ!). Tình yêu đuổi theo thân phận con người và gieo rắc vị đắng của nó, bên cạnh vị ngọt, trên hầu hết các cuộc tình. Trong bài “Mặt trái của tình yêu” đã có phân tích nên tôi không lặp lại để tránh dài dòng.

Rồi vì mặt trái của tình yêu là đau khổ nên xuất hiện thêm một từ mới nữa để chỉ tình yêu: “Thú đau thương”! Đau thương có gì vui mà lại gọi là “thú”? Câu trả lời: Đó chính là bởi mặt phải của tình yêu, là hạnh phúc, là vị ngọt thu hút trẻ già từ cổ chí kim. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương trong bài “Mộng Dưới Hoa” đã viết: “Ôi chưa gặp nhau như đã ước thề, Mây hồng giăng tám ngả sơn khê…”. Bạn nào gặp được cô sơn nữ dưới hoa, trong cảnh mây hồng giăng sơn khê tám ngả mà vẫn còn biết đường về thì tôi xin chịu đấy!

Tóm lại, “sầu vạn cổ” là từ để chỉ thân phận hữu hạn của con người, cái sinh lão bệnh tử, cái lo muôn kiếp nghìn thu không bao giờ di chuyển được. Tình yêu, với tính cách đặc biệt của nó, cũng được gọi một cách văn chương là “thú đau thương” hay “sầu vạn cổ” …

Chúc cả nhà luôn vui.

將進酒   
Tương tiến tửu
   
Sắp mời rượu (Người dịch: Hoàng Tạo, Tương Như)

君不見:
黃河之水天上來,
奔流到海不復回?

又不見:
高堂明鏡悲白髮,
朝如青絲暮成雪?
人生得意須盡歡,
莫使金樽空對月。
天生我才必有用,
千金散盡還復來。
烹羊宰牛且為樂,
會須一飲三百杯。

岑夫子,
丹丘生,
將進酒,
杯莫停。

與君歌一曲,
請君為我傾耳聽。
鐘鼓饌玉何足貴,
但願長醉不願醒。
古來聖賢皆寂寞,
唯有飲者留其名。
陳王昔時宴平樂,
斗酒十千恣歡謔。
主人為何言少錢,
逕須沽取對君酌。

五花馬,
千金裘,
呼兒將出換美酒,
與爾同消萬古愁。   

Quân bất kiến:
Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!

Hựu bất kiến:
Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt!
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc,
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.

Sầm phu tử,
Đan Khâu sinh.
Tương tiến tửu,
Bôi mạc đình!

Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính:
\\\"Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đãn nguyện trường tuý bất nguyện tỉnh!
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc,
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước\\\".
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.

Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.   

Há chẳng thấy:
Nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về,

Lại chẳng thấy:
Thềm cao gương soi rầu tóc bạc
Sớm như tơ xanh, chiều tựa tuyết ?
Đời người đắc ý hãy vui tràn,
Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt!
Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,
Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.
Mổ dê, giết trâu, cứ vui đi,
Uống liền một mạch ba trăm chén!

Bác Sầm ơi,
Bác Đan ơi!
Sắp mời rượu,
Chớ có thôi!

Vì nhau tôi xin hát,
Hãy vì tôi hai bác nghe cùng:
\\\"Này cỗ ngọc, nhạc rung, chẳng chuộng,
Muốn say hoài, chẳng muốn tỉnh chi!
Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời!
Xưa Trần Vương yến nơi Bình Lạc,
Rượu tiền muôn đùa cợt tha hồ\\\"
Chủ nhân kêu thiếu tiền ru ?
Để cùng dốc chén, ta mua đi nào!

Đây ngựa gấm,
Đây áo cừu,
Này con, đổi rượu hết,
Cùng nhau ta giết cái sầu nghìn thu!

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #10 vào: 28-04-2013 11:55:41
Một chiều êm
Tay đan tay dìu nhau trên lối
Đưa em đi nhè nhẹ vào đời...


Định viết dông dài để giới thiệu bài hát “Tuổi Xa Người” của Nhạc sĩ Từ Công Phụng cho cả nhà. Nhưng khi nghe lại nhạc phẩm ấy qua hai giọng ca vượt thời gian Lệ Thu – Khánh Ly, tự nhiên cảm thấy dù viết như thế nào cũng không hay bằng ca từ của chính tác giả.

Phần nhạc đã hay nhưng với tôi, phần lời còn ấn tượng mạnh hơn khi diễn tả đôi tình nhân đến với yêu thương rồi đi cùng nuối tiếc. Khi hạnh phúc bên nhau, khi tái tê hoang vắng. Bài hát không chỉ kể cho ta nghe một chuyện tình buồn, mà còn vẽ lại nét thanh cao của hai người lúc phải rời xa.

Cùng với Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An…Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ tài năng nhất của thập niên 1960s, những người đã có đóng góp lớn lao cho nền âm nhạc Việt Nam, giúp cả một thế hệ nâng cao đời sống tinh thần.

Vì thế, tôi xin mời các bạn dành một ít thời gian trong ngày nghỉ lễ để thưởng thức và cảm nhận cái hay của bài hát “Tuổi Xa Người”.

Chúc cả nhà một ngày Chủ Nhật vui tươi.

http://www.cyvee.com/group/discussion/17242/Tuoi-Xa-Nguoi-Tu-Cong-Phung/?gid=1426

Tuổi Xa Người
Sáng tác: Từ Công Phụng
Trình bày: Khánh Ly - Lệ Thu

Một chiều êm tay đan tay dìu nhau trên lối
Đưa em đi nhè nhẹ vào đời
Bằng vòng tay anh nâng niu mùa thu thức giấc
Đưa em vào ngày tháng vỗ về.

Kể từ em đem cô đơn mọc lên phố vắng
Khi em mang nụ cười khỏi đời
Từng chiều rơi nghe như cõi lòng mình tê tái
Ngỡ như đời còn gọi tên nhau.

Ngày đó khi một lần, một lần tiếng hát
Đồng loã đưa em vào vùng trời lấp lánh
Bằng những cánh sao trời đầy đôi mắt ướt trìu mến
Em, em xa dần ngàn đời hoang vắng
Tôi đi về buồn chưng kẽ tóc
Bước chân này còn trọn kiếp hoang vu.

Một mình đi lang thang trong mùa đông rét mướt
Nghe bơ vơ hồn mình lạc loài
Buồn dậy lên trên dung nhan gầy xanh của tuổi
Trên tháng ngày hằn vết đời mình.

Trời mùa Đông hong khô đi niềm tin sỏi đá
Trên đôi tay này mình còn gì
Và giòng sông trôi đi vô tình mang tất cả
Cuộc đời này của người hay tôi.

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #9 vào: 17-04-2013 08:06:40
otcay đã viết:
Trích dẫn
... Không có một lý do gì, dù là sự tuyệt vọng, có thể hủy diệt sự sống đó.


Rất chính xác! Khi bị thất tình, ta phải tìm cách quên đi hình bóng cũ chứ không được làm tổn thương tinh thần hay thân thể người yêu cũ.

\\\"Giết người trong mộng\\\" theo Hàn Mặc Tử là làm cho người ấy không thể \\\"đi về\\\" trong giấc ngủ, nghĩa là quên hẳn đối phương đi.

Và thời gian sẽ là liều thuốc thần tiên.

Hiện nay giới trẻ không được học nhiều về Triết và Văn chương thực sự nên họ phản ứng theo bản năng là chính, thật đáng tiếc.

Thanks cả nhà.

 


Ngủ rồi DTam

Trả lời #8 vào: 17-04-2013 06:45:01
banron đã viết:
Trích dẫn
Chào bạn Otcay và cả nhà,

...nếu có nhiều mức hiểu chênh lệch khác nhau trong xã hội thì tác giả không thể \\\"chịu trách nhiệm\\\" ...

Thanks Otcay và mong đọc được nhiều bài viết của bạn.

http://www.facebook.com/notes/manh-hai-hoang/c%E1%BA%A3m-th%E1%BB%A5-v%C4%83n-ch%C6%B0%C6%A1ng-p6-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-trong-m%E1%BB%99ng/627461667280749


DTam cũng nghĩ như bạn nhưng chưa kịp viết . Một tác phẩm nghệ thuật ( thi văn , điêu khắc , hội họa , âm nhạc...) hầu hết được sáng tác theo cảm hứng của tác giả . Còn người thưởng thức tác phẩm thì có thể hiểu một ngàn lẻ một cách khác nhau , và \\\"tác giả không thể chịu trách nhiệm\\\".
Cám ơn banron và Otcay về đề tài này .

 


Ngủ rồi otcay

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 9
  • Thích 0
Trả lời #7 vào: 16-04-2013 17:18:53
Ngày xưa đi học, thầy cô dạy môn văn thường bảo: Với mỗi vấn đề văn học, ngoài các ý thông thường cần có, các em phải tìm tòi các ý tưởng mới và phải có cơ sở lý luận cho ý tưởng đó, thì bài văn mới được điểm cao. Thật may với tôi, thời đó thầy cô chẳng hề bắt học văn mẫu. Với cách dạy đó đã hình thành trong tôi, như một thói quen, luôn tìm cái mới mẻ của một vấn đề, có thể chưa hay, nhưng phải mới lạ, và quan trọng là phải có cơ sở lý luận để mọi người có thể chấp nhận được.

Trở lại vấn đề chúng ta đang trao đổi, sở dĩ tôi đặt ra vấn đề này là do: hằng ngày cứ mở tờ báo ra (báo giấy hay báo mạng) thường xuyên có những vụ án tình. Trong đó người ta có thể \\\"xuống tay\\\" với người mình yêu một cách tàn bạo. Hung thủ đủ mọi thành phần trong xã hội trí thức có, lao động cũng có, già có, trẻ có...Thế thì lý giải điều này như thế nào, tôi thường tự hỏi? Tôi tự trả lời: trình độ hiểu biết hạn chế, xem phim ảnh...bạo lực. Nhưng một số trường hơp người phạm tội cũng có trình độ đại học...Thế thì chịu! không giải thích được!!! Có thể trình độ học vấn cao nhưng sự hiểu biết có vấn đề chăng?

Thế thì đối với một một số ít người, trong hàng chục vạn người thất tình, quay cuồng \\\"cơn điên tuyệt vọng tình ái\\\" , tinh thần, thần kinh bị khủng hoảng..., lại nghe xem những tác phẩm kích động, rất có thể mù quáng hành động khủng khiếp. Thường thủ phạm sau đó rất hối hận, nhưng đã muộn rồi...

Qua đây tôi cũng muốn nói một điều với các bạn trẻ: trong các nỗi đau tinh thần, thất tình là một nỗi đau dễ dàng vượt qua được nhất. Chỉ cần \\\"liều thuốc thời gian\\\" là quên đi mọi thứ. Trên đời này còn vô khối người để yêu thương mà! Sự sống bản thân và của người khác là cái quí giá vô cùng, là cơ duyên của \\\"trời đất\\\" và bố mẹ ban tặng cho chúng ta. Không có một lý do gì, dù là sự tuyệt vọng, có thể hủy diệt sự sống đó.

otcay.

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #6 vào: 14-04-2013 11:17:58
Chào bạn Otcay và cả nhà,

Đọc thấy bài này của bạn rồi nhưng bận quá không trả lời được. Hôm nay bên Facebook \\\"nhắc\\\" nên viết vội mấy hàng, đồng thời copy đường dẫn của bài viết bên đó cho cả nhà tham khảo luôn.

Góc nhìn của bạn cũng có lý. Theo tôi thì tác giả nên thận trọng như bạn nói, nhưng nếu có nhiều mức hiểu chênh lệch khác nhau trong xã hội thì tác giả không thể \\\"chịu trách nhiệm\\\" vì có nhóm hiểu sai và hành động sai sau khi thưởng thức tác phẩm của họ.

Thanks Otcay và mong đọc được nhiều bài viết của bạn.

http://www.facebook.com/notes/manh-hai-hoang/c%E1%BA%A3m-th%E1%BB%A5-v%C4%83n-ch%C6%B0%C6%A1ng-p6-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-trong-m%E1%BB%99ng/627461667280749

 


Ngủ rồi otcay

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 9
  • Thích 0
Trả lời #5 vào: 10-04-2013 09:49:31
Một cách nhìn khác bài hát \\\"Giết người trong mộng\\\" của nhạc sĩ Phạm Duy.

Bác Banron cho rằng: đây là một bài hát rất hay, diễn tả một cách đầy đủ, chân thật, dữ dội...nội tâm của người bị tình phụ (thường là người con gái), muốn quên đi người tình cũ nhưng trớ trêu thay thật là khó khăn, trăn trở...

Đối với riêng tôi, phần nhạc thì quá hay rồi, phần lời có đôi điều phải xem lại:

2 câu đầu mang ý nghĩa xuyên suốt cho bài hát: \\\"Làm sao giết được người trong mộng. Để trả thù duyên kiếp phũ phàng\\\". Trong câu 2 có chữ \\\"trả thù\\\", điều này cho thấy nội tâm của người bị phụ tình thật dữ dội, chỉ muốn trả thù chứ tác giả không dùng chữ \\\"...quên đi...\\\". Và tiếp sau đó, tác giả luôn dùng chữ \\\"Giết người đi...giết người...\\\" không dưới 10 lần, tác giả đã kích động cực độ cho cho người con gái đó: làm một điều thật dữ dội...\\\"Giết người\\\"...dẫu rằng trong giấc mộng để \\\"trả thù\\\".

Thử đặt tình huống: người nghe đang tuyệt vọng trong tình yêu bị người tình phụ bạc, họ bị kích động như thế, rất có thể họ sẽ làm một điều gì rồ dại.  Từ hành động trong mộng mị, với một tâm trạng quay cuồng, nghe bản nhạc này có thể \\\"như một giọt nước làm tràn ly\\\", người bị phụ bạc tình có thể thực hiện hành động điên cuồng để trả thù trong hiện thực. Trong một tâm trạng như thế, mấy ai cảm nhận bài hát dưới góc độ văn chương lãng mạn nhỉ!!!???

Hẳn mọi người còn nhớ bài hát nổi tiếng \\\"Gloomy sunday\\\" (Lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy: Chủ nhật buồn) đã bị cho rằng gây ra hàng trăm cái chết trên khắp thế giới khi nghe bản nhạc này (ngay cả tác giả bài hát và người bạn gái của anh cũng quyên sinh). Bản nhạc này quá đau buồn (lời Việt cũng rất sầu thảm), khi người nghe có tâm trạng tuyệt vọng, nghe xong có thể tự kết liễu đời mình.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật nói chung, nhất là một bản nhạc, đều có thể ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm...và cả hành vi của người thưởng thức. Các tác giả khi phiêu cùng cảm xúc của mình để sáng tác thì cũng phải lường được cảm nhận của người thưởng thức để không gây ra những phản ứng tiêu cực.

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #4 vào: 09-04-2013 23:44:26
“Chị ba con, em tìm thấy lá
        Xòe tay phủ mặt chị không nhìn”
                                     (Hoàng Cầm)

Tên tuổi Hoàng Cầm trên thi đàn gắn với bài “Bên kia sông Đuống” nhiều hơn là bài “Lá Diêu Bông”. Tuy nhiên, bài thơ Lá Diêu Bông được nhiều người yêu thích một phần vì tính bí ẩn của nó, cái bí ẩn của loài cây không có thật cùng với mối tình đơn phương rất lạ lùng của nhà thơ.

Ta biết rằng những người tâm hồn lãng mạn, biệt tài về thi phú thường cảm nhận được sự luyến ái từ rất sớm, khi còn bé. Một thiếu nữ đến tuổi cập kê với khuôn mặt đẹp tự nhiên, xuất hiện đúng thời điểm có thể trở thành tiếng sét ái tình cho thiên tài nhỏ ấy. Nhà thơ Hoàng Cầm của chúng ta là một trường hợp như thế.

Người thiếu nữ 16 tuổi ở Bắc Ninh có tên là Vinh (Chị Vinh - theo tâm sự của nhà thơ) đã làm cậu bé 8 tuổi bâng khuâng. Chị đùa rằng đứa nào tìm được lá Diêu Bông chị sẽ gọi là chồng. Đứa bé đó hai ngày sau mang đến một chiếc lá. Chị trêu nó.

Một năm sau, đi học trên tỉnh về, nó mang cho chị một chiếc lá khác. Chị nhìn ra những vệt nắng ngoài hiên.

Bốn năm sau, chị đi lấy chồng. Cậu bé 12 tuổi tay cầm chiếc lá tiễn người đi. Chị thoáng cười, không nhận ra trên khuôn mặt trẻ thơ vẻ buồn người lớn.

Mấy năm sau nữa, chị đã có ba con, chàng thanh niên đến gặp chị tay cầm chiếc lá. Lặng thinh, xòe tay phủ mặt chị không nhìn.

Những hình ảnh đó đi theo Hoàng Cầm mãi 25 năm sau mới tuôn tràn ra giấy. Bài thơ được viết năm 1959 khi ông 37 tuổi.

Lá Diêu Bông không có ở trên đời, như lòng yêu không nói được nên lời.

Bài thơ về sau được NS Phạm Duy phổ nhạc và sau đó nữa, NS Trần Tiến sáng tác bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” cũng do cảm xúc từ bài thơ này dù cách hiểu hơi bị lệch đi.

Khác với trường hợp nhà thơ Hữu Loan xuất thần với “Màu tím hoa sim” vì quá đau khổ khi vợ mất, bài “Lá Diêu Bông” của Hoàng Cầm ấp ủ 25 năm mới được viết ra trong niềm đau diệu vợi. Có lẽ vì thế mà nó khó hiểu chăng?

Mời các bạn thưởng thức dưới đây bài thơ Lá Diêu Bông của thi sĩ Hoàng Cầm.


          LÁ DIÊU BÔNG
          Thi sĩ: Hoàng Cầm

          Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
          Chị thẩn thơ đi tìm
          Đồng chiều,
          Cuống rạ.
         
          Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
          Từ nay ta gọi là chồng.
         
          Hai ngày em đi tìm thấy lá
          Chị chau mày:
          Đâu phải Lá Diêu Bông.
         
          Mùa Đông sau em tìm thấy lá
          Chị lắc đầu,
          Trông nắng vãn bên sông.
         
          Ngày cưới chị
          Em tìm thấy lá
          Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.
         
          Chị ba con
          Em tìm thấy lá
          Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
         
          Từ thuở ấy
          Em cầm chiếc lá
          Đi đầu non cuối bể.
          Gió quê vi vút gọi.
          Diêu Bông hời...
          Ới Diêu Bông!

          Chúc cả nhà một ngày Chủ nhật vui tươi.

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #3 vào: 08-04-2013 08:49:02
“Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng”

         (Hàn Mặc Tử)
Hôm trước vô tình đọc được mấy dòng comment trên mạng của một bạn nói đại khái rằng bạn ấy cảm thấy ngạc nhiên khi nghe bài hát “Giết người trong mộng” của NS Phạm Duy, rằng lời bài hát hơi …kỳ vì dùng rất nhiều lần chữ “Giết người đi! Giết người đi!”. Cuối cùng bạn ấy phán: bài hát này không tốt!

Đọc mấy lời ấy xong tôi lo quá. Đây là vấn đề cảm thụ văn chương mà chúng ta đã từng nói với nhau. Chúng ta thiếu những “viên gạch văn chương”, cái nền tảng để hiểu và cảm nhận một tác phẩm âm nhạc. Tôi hy vọng số người nghe bài hát mà không thưởng thức được hết các cung bậc cảm xúc sẽ không nhiều. Nhân dịp này, tôi xin chia sẻ đôi điều về bài hát đó.

Ta biết rằng giới nhạc sĩ rất phục tài chữ nghĩa của các nhà thơ. Những bài thơ nhiều tình tứ thường được phổ thành bài hát như “Áo lụa Hà Đông” (Nhạc: Ngô Thụy Miên, Thơ: Nguyên Sa) hay “Người đi qua đời tôi” (Nhạc: Phạm Đình Chương, Thơ: Trần Dạ Từ). Đặc biệt đôi khi chỉ một câu thơ độc đáo cũng đủ làm nhạc sĩ xao xuyến tâm hồn, suốt ngày không lúc nào ngưng nghĩ đến câu thơ đó và cuối cùng sáng tác ra một bài hát như để giải tỏa sự dồn nén bên trong tâm thức. Hai câu “Làm sao giết được người trong mộng, để trả thù duyên kiếp phũ phàng” trong bài thơ Lang Thang của Hàn Mặc Tử đã làm Phạm Duy thao thức và viết ra bài hát “Giết người trong mộng” nói trên.

Bạn nào đã đọc “Thiên Long Bát Bộ”, một trong những bộ tiểu thuyết võ hiệp hay nhất của Kim Dung chắc còn nhớ nhân vật Đoàn Chính Thuần – Trấn Nam Vương nước Đại Lý. Ông có cuộc sống phong lưu lãng tử, đi đến đâu vương tình đến đó và các mỹ nhân Nguyễn Tinh Trúc, Tần Hồng Miên, Cam Bảo Bảo, Lý Thanh La… ai cũng một thân sắc nước hương trời nhưng đều say mê và vướng vào vòng tình cảm với ông.

Cả bốn người đều hận ông, cho ông là con người bạc bẽo nhưng theo nguyên văn của Kim Dung thì Trấn Nam Vương “đối với ai cũng một tấm chân tình”. Đoàn Chính Thuần thật lòng yêu thương họ nhưng ông như là loài bướm đong đưa. Các thiếu phụ đó đều muốn quên ông nhưng suốt mười mấy năm trời họ không thể nào quên được. Ông hiện về trong giấc mộng của mỗi người. Trong buồn bã, có lúc có người tìm cách “trả thù” ông, định làm ông đau khổ cho hả dạ, nhưng đến khi gặp được thì tiếp tục lại buông trôi theo dòng đời. Đúng như câu than thở: “Ơi người ơi! Ơi người ơi! sao tình trong mộng vẫn ê chề? Ơi người ơi! ơi người ơi! sao mình trong mộng vẫn ngu si?” trong lời bài hát.
Và cuối cùng là sự đầu hàng vô điều kiện. Không còn muốn “giết người trong mộng” nữa, chỉ mong sao giữ được hình bóng ấy dù chỉ là trong mộng mà thôi.

Bài hát của Nhạc sĩ Phạm Duy diễn tả rất đạt cái phũ phàng ngang trái đó.

Còn tôi thì nghĩ, khi đã xem ai là người trong mộng, ta dường như nên chấp nhận rằng người ấy không thể hoàn toàn thuộc về ta. Và tôi sẽ không kéo người ấy bước ra từ cơn mộng đẹp cho vướng bụi trần làm vơi đi bóng dáng thần tiên.

“Người trong mộng” là danh từ hay nhất để chỉ người đã làm ta nhung nhớ. Ở Việt Nam tôi không biết có ai trước Hàn Mặc Tử đã dùng danh từ này chưa. Trong văn học Trung Hoa thì ba chữ “Mộng Lý Nhân” (Người trong mộng) được bắt gặp trong bài thơ Lũng Tây Hành của Trần Đào đời Đường. Tôi xin chép lại dưới đây.

隴西行

誓掃匈奴不顧身,
五千貂錦喪胡塵。
可憐無定河邊骨,
猶是深閨夢裡人。

Lũng Tây hành

Thệ tảo Hung Nô bất cố thân
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần
Khả liên Vô Định hà biên cốt
Do thị thâm khuê mộng lý nhân.

(5 ngàn người lính đi đánh giặc Hung Nô, bỏ thây trong đám bụi đất Hồ. Thương thay đống xương đã khô bên bờ sông Vô Định mà vẫn còn là người trong mộng của các thiếu nữ ở quê nhà)

“Người trong mộng” hay “Mộng lý nhân” nghĩa là như thế.

Vậy “giết người trong mộng” chính là tìm cách quên đi hình bóng một người làm ta nhung nhớ, một người mà Con Tạo trớ trêu đã không giúp cho ta có được họ ở mãi bên đời mình.

Bài hát này đã được nhiều ca sĩ thể hiện thành công. Tôi nghĩ nội dung bài hát phù hợp với nữ hơn nam nên muốn giới thiệu với các bạn clip dưới đây, bài hát “Giết người trong mộng” của NS Phạm Duy qua phần trình bày của ca sĩ Ngọc Anh.

Chúc cả nhà luôn vui.

Lời bài hát

GIẾT NGƯỜI TRONG MỘNG
Nhạc Sĩ: Phạm Duy

Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng.
Giết người đi ! Giết người đi !
Giết người trong mộng đã bội thề
Giết người đi ! Giết người đi !
Giết người quên tình nghĩa phu thê
Giết người đi ! Giết người đi !
Giết người trong mộng đã đi về
Giết người đi ! Giết người đi !
Giết người như loài bướm đong đưa
Giết người đi ! Giết người đi ! Giết người mơ !
Giết tình thơ ! Giết người trong mộng mơ

Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng.
Nhưng người ơi ! Nhưng người ơi !
Sao người trong mộng vẫn hiện về ?
Nhưng người ơi ! Nhưng người ơi !
Sao người trong mộng vẫn say mê ?
Ơi người ơi ! Ơi người ơi !
Sao tình trong mộng vẫn ê chề ?
Ơi người ơi ! Ơi người ơi !
Sao mình trong mộng vẫn ngu si ?
Ơi người ơi ! Ơi người ơi !
Thôi đành thôi, thôi đành thôi
Giết người trong mộng mơ

Làm sao giữ được người trong mộng
Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng.

Giết người trong mộng ?
Hay giữ người trong mộng ?
Giết người trong mộng ?
Hay giữ người mộng mơ ?

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #2 vào: 08-04-2013 08:45:15
Hồi tưởng – nhớ lại – là một từ trung tính như nhớ lại lời giải của một bài toán hay nhớ lại sự việc đã xảy ra ngày hôm qua. Hoài cảm là sự hồi tưởng mang chút nhớ thương, tiếc nuối. Khi nói hoài cảm, ta đã lồng trái tim vào suy nghĩ của mình.

Bạn nào ưa chữ Hán hãy tìm đọc bài thơ của Đặng Dung (Cảm hoài hay Thuật hoài) để thương cho một người phò vua cứu nước nhưng không thành, mài gươm dưới trăng gặm nhấm nỗi đau. Bài đó sẽ giúp các bạn hiểu hơn hai chữ cảm hoài.

Nhưng ở đây tôi muốn dùng một ví dụ khác, một bài thơ tiếng Việt của Tú Xương.

Tú Xương là một người có biệt tài về thi phú. Đời ông lận đận công danh, đi thi 8 lần đều bị hỏng, chỉ được mỗi danh “tú tài đậu vớt”. Trời cũng cho ông sống ngắn ngủi, chỉ 37 năm trên trần gian. Thế nhưng, ông được ba cây cổ thụ trong làng văn chương là Nguyễn Khuyến, Tản Đà và Xuân Diệu nghiêng mình ngưỡng mộ, tất cả dành tặng ông lòng yêu mến đối với một bậc tài hoa.

Nguyễn Khuyến viết: “Kìa ai chín suối xương không nát, có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn” để khóc Tú Xương.
Tản Đà nói: Thơ tôi chỉ có câu “vèo trông lá rụng đầy sân” là có thể sánh ngang được với thơ Tú Xương.
Xuân Diệu thì kết luận: “Ông Nghè ông Thám vô mây khói, đứng lại văn chương một Tú tài”.

Còn nhiều người ca ngợi Tú Xương nữa.

Trở lại với đề tài hoài cảm, mời các bạn đọc bài thơ dưới đây của Tú Xương làm khi con sông Vị Hoàng quê ông (Nam Định) bị lấp. Bài thơ tứ tuyệt như sau:

Sông kia giờ đã nên đồng
Chỗ thành nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Với tôi, chưa có lời tình tự quê hương nào hay hơn thế.

Khi con sông còn tồn tại, tờ mờ sáng người ta gồng gánh đi chợ, í ới gọi đò qua sông. Tiếng ếch kêu bình thường không để ý nhưng nay lại làm giật mình ai đang chập chờn trong giấc ngủ. Đó chính là sự cảm hoài, sự hồi tưởng nuối tiếc xa xôi…

Chúc cả nhà vui.