Tác giả Chủ đề: Hà Nội (Ứng Hòa) - Em Trường - Bán báo trên xe lăn  (Đã xem 20883 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi ThaiDzuy

  • BAN QUẢN TRỊ
  • Người Tôi Cưu Mang
  • *****
  • Bài viết: 3.931
  • Thanked: 3715 times
  • Thích 15
  • Giới tính: Nam
Cảm ơn anh Sáu rất nhiều, với tấm lòng rộng mở. Giờ mọi việc do Trường quyết định thôi anh ạ.

Thân mến,

Từ đây người biết thương người...
 
The following users thanked this post: maitramtg, naydjrueng


Ngủ rồi banbe6x

  • BAN QUẢN TRỊ
  • Người Tôi Cưu Mang
  • *****
  • Bài viết: 11.190
  • Thanked: 8955 times
  • Thích 113
  • Giới tính: Nam
Chào cả nhà !

Sau vài lần trò chuyện qua điện thoại để làm quen và nắm được lịch làm việc của Trường thì tối 15/9 vừa qua 6x ghé thăm bạn ấy và đầu giờ chiều ngày 16/9 6x đón Trường ghé thăm tệ xá cua 6x cũng như tham quan nơi dự kiến để bạn ấy ở tạm trong giai đoạn còn bỡ ngỡ ban đầu.

Theo như Trường tâm sự thì hiện tại mỗi tháng chi phí của Trường cũng khoảng 4,5 triệu đồng (3 triệu tiền ăn và 1,5 triệu tiền thuê nhà) và nếu ở nhà 6x thì ít nhất cũng tiết kiệm được khoản tiền này.

Tuy nhiên Trường còn nhiều thứ băn khoăn và 6x cũng đề ra các giải pháp cụ thể để bạn ấy nắm được và quyết định.

Trong quá trình trò chuyện Trường có đề cập tới vấn đề trở về Hà Nội và kinh phí cho chuyến đi này, 6x động viên bạn ấy đừng có bận tâm gì về vấn đề đó vì đó là chuyện rất nhỏ so với vấn đề lớn hơn và có thể thay đổi cách sống, cách nghĩ của bạn ấy trong chuyến Nam tiến này.

Vài hàng thông tin ngắn mà 6x gửi tới cả nhà.

Xin cảm ơn sự quan tâm của cả nhà.

Thân.

Hình ảnh trò chuyện cùng Trường cũng như chuyến ghé thăm nhà 6x

Không mong Đến, chẳng cầu Đi
Không phân Khôn - Dại còn chi để buuồn
Tâm như nước chảy trên nguồn
Soi hình Tạo hóa mà không lưu hình
                                                          BS
 
The following users thanked this post: phuclehuu, maitramtg, naydjrueng


Ngủ rồi ThaiDzuy

  • BAN QUẢN TRỊ
  • Người Tôi Cưu Mang
  • *****
  • Bài viết: 3.931
  • Thanked: 3715 times
  • Thích 15
  • Giới tính: Nam
Chào cả nhà,

Hơn 10 năm mới quay lại bài viết về Trường, bởi lẽ lâu nay Trường vẫn tự lập kiếm sống mà không cần đến sự trợ giúp của chúng ta. Nay được biết em không còn bán báo nữa vì thời nay ít người đọc báo giấy, em đã chuyển vô Saigon gần 1 tháng để bán vé số.

Em thuê nhà cùng với bạn tại 54/37 Bạch Đằng, quận Tân Bình để thuận tiện cho bán vé số khu vực sân bay. Thu nhập hàng ngày tùy hôm, từ 150k - 200k trong khi tiến thuê nhà là 1,5tr/tháng và tiền ăn 80k/ngày. Em tâm sự Saigon đắt đỏ nên em không dành dụm gửi về cho mẹ là bao nên em rất lo lắng và chơi vơi giữa đấy Saigon. Mẹ em vẫn bị tai biến ở quê Ứng Hòa, Hà Nội.

Em đi bán vé số từ sáng, đến tầm trưa 12h về nhà trọ và đến 4h chiều là đi lấy vé số mới.

Mong đầu cầu Saigon gặp gỡ và tìm giải pháp giúp em Trường:
1) Chỗ ở rẻ hơn hoặc xin được nơi miễn phí
2) Công việc khác tốt hơn nếu được, để em còn giúp mẹ nữa.

Trong trường hợp các giải pháp trên không khả thi, Trường sẽ quay ra Hanoi. Lúc đó Diễn đàn NTCM mình giúp em vé máy bay nhé.



Thân mến,

Từ đây người biết thương người...
 
The following users thanked this post: phuclehuu, maitramtg, naydjrueng


Ngủ rồi Comoi

Trả lời #1 vào: 26-02-2010 10:47:53
Niềm vui của Trường - Sạp báo trên Xe lăn

 
Một vài thông tin về em Trường từ thành viên NTCM sau những lần ghé thăm:
ThaiDzuy:
Trở lại câu chuyện của Trường, bài Sạp báo trên chiếc xe lăn vì sau bài viết của nhà báo Trần Quân về NTCM
“Mỗi vết thương lành, một nỗi vui”(*)
(ANTĐ) - Dù là ngày gió lạnh hay những đêm mưa bão, cậu bé Kiều Văn Trường vẫn phải dậy từ lúc tờ mờ sáng, chuẩn bị đồ nghề và rời nhà trọ đi nhận báo. 6h sáng, Trường có mặt tại hồ Hoàn Kiếm, nơi có nhiều người đi tập thể dục ghé mua báo giúp Trường. Và hàng ngày, nếu không đi công tác, vẫn có một chàng thanh niên chạy qua thăm em vào mỗi sớm, dù chỉ 5 đến 10 phút giập ghim báo cùng em, động viên và mua giúp em vài tờ báo. Chàng thanh niên đó đã mang cho Trường cảm giác gặp được người thân giữa chốn thị thành xa hoa này! Câu chuyện về chàng thanh niên đó cùng những người bạn của anh được bắt đầu từ những hành động nhỏ như thế…
Xin góp một bàn tay
Đã từ lâu, hình ảnh một cậu bé ngồi trên xe lăn với một chồng nhật báo trước giỏ che khuất mặt đã không còn lạ với những người đi tập thể dục quanh hồ Hoàn Kiếm. “Em tên Kiều Văn Trường, 24 tuổi, ở xã Đội Bình, huyện ứng Hòa, Hà Tây. Em bị liệt 2 chân bẩm sinh và 2 bàn tay yếu ớt cử động rất khó khăn.
   
Cha mẹ ở quê làm ruộng nuôi 4 chị em nên cũng thiếu trước hụt sau”.  Nhìn hai bàn tay lóng ngóng đưa báo và thu tiền một cách khó khăn của em, nhiều người đã phải rơi nước mắt! Tôi hỏi Thái Duy, chàng thanh niên mỗi sáng vẫn đều đặn bên Trường nguyên do anh luôn sát cánh cùng em - “Mỗi ngày tiền lãi bán báo của Trường khoảng 30.000 đồng, trừ chi phí sinh hoạt, mỗi tháng Trường cũng dành dụm gửi về giúp cha mẹ được một khoản.
Hỏi Trường có mong ước gì không, em chỉ nhỏ nhẹ nói mong sao không bị đau ốm gì, ngày nào cũng có thể bán báo được. Trường nói không cần sự giúp đỡ về vật chất, em cần sự chia sẻ, quan tâm…”.
Khởi đầu cho “ngôi nhà chung” của Thái Duy và các bạn anh được bắt đầu từ một ý niệm như thế - sống trên đời cần có một tấm lòng! Câu chuyện từ việc một cô gái nghèo nuôi 3 người anh trai bị tâm thần sống trong cảnh khốn khó. Mẩu tin nhỏ trên báo khiến một chàng trai trẻ rung động.
Anh viết thư lên báo, bày tỏ sự đồng cảm của mình và lên tiếng kêu gọi cộng đồng cùng chung tay giúp cô gái nhỏ đầy lòng nhân ái và hiếu nghĩa này. Đồng cảm với ý tưởng của chàng trai, 2 người bạn cùng lao vào chung sức - Nhóm từ thiện với 1 trang web, 1 diễn đàn chung mang tên “Người tôi cưu mang”(www.nguoitoicuumang.com) ra đời cho tất cả mọi tấm lòng hảo tâm gửi gắm đến từng con người, từng số phận có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bởi từ đây người biết thương người...
 
Sống là cho
Chuyện trò với tôi, Thái Duy - thành viên tích cực của NTCM, hiện đang làm việc tại Tổ chức Khoa học Quản lý về Sức khỏe (Management Sciences For Health) chia sẻ: “Tôi suy nghĩ đơn giản, giúp đỡ người kém may mắn hơn mình cũng giống như đi trên đường gặp người xa lạ bị ngã, dừng lại bên họ để dìu họ bước đến khi nào họ tự đi được...”.
Hiện nay, NTCM chia làm 2 nhóm là cưu mang thường xuyên và không thường xuyên với nhiều cách giúp đỡ khác nhau. Đa phần trong số họ là những người thực sự khó khăn về mặt tài chính như gia đình quá nghèo, mất sức lao động, chất độc da cam, người già neo đơn, học sinh - sinh viên nghèo vượt khó...
“- Lê Hồng Hưng (SN 1982), quê tại Kontum. Học lớp 12, căn bệnh viêm cột sống xuất hiện khiến Hưng không thể dự thi tốt nghiệp THPT. Không có tiền chữa trị nên Hưng đã bị biến chứng khớp háng bên trái. Bác sỹ cho biết nếu không phẫu thuật thay khớp háng cho Hưng thì khớp háng bên phải cũng bị thoái hóa và Hưng sẽ bị tàn tật.
Chi phí cho ca phẫu thuật khoảng 34 triệu đồng. Hai tuần nữa có một đoàn bác sỹ phẫu thuật Bệnh viện Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Đa khoa Kontum tiến hành phẫu thuật các bệnh về thoái hóa đốt sống. Bệnh viện cam kết miễn chi phí về thuốc và công phẫu thuật khoảng 17 triệu. Số tiền còn lại gia đình phải lo gồm truyền máu và khớp háng.
 
Gia đình Hưng quá nghèo, người thân giúp đỡ, vay mượn cho đến nay chỉ được 10 triệu. Ngày 25-3 là thực hiện đợt phẫu thuật, nếu thu xếp được 17 triệu, Hưng sẽ được thay khớp háng đợt này. Như vậy Hưng cần thêm 7 triệu nữa... Tôi mong muốn các bạn chung tay giúp đỡ em Hưng. Hãy đem đến cho em một giấc mơ có thật các bạn nhé!
... Chào các anh các chị trong diễn đàn NTCM, em là Lê Hồng Hưng, người mà được các anh, các chị cưu mang để em được phẫu thuật cuối tháng 3. Hiện tại em đã khỏe, có thể sinh hoạt bình thường rồi. Đi đứng thoải mái và mừng hơn nữa là em có thể đi được xe máy...”.
Đây là một đoạn trên diễn đàn NTCM, và cứ thế, mỗi hoàn cảnh, mỗi phận người đều được NTCM sẻ chia và đến với họ bắt đầu từ những cuộc trao đổi giữa các thành viên như thế. Ra đời tháng 1-2007, mới đi vào hoạt động được hơn nửa năm nhưng 3 chàng trai trẻ không ngờ hiệu quả ban đầu lại lớn đến vậy.
Cứ thế, để rồi họ đến với cuộc đời người xung quanh thật giản dị; với họ, cưu mang không có nghĩa là phải giúp người khác bằng vật chất bởi trong cuộc sống này, có rất nhiều những hoàn cảnh chỉ cần một nghĩa cử là lời động viên, sẻ chia của cộng đồng.
Tiếp câu chuyện còn dang dở giữa tôi và anh - Thái Duy chia sẻ với tôi một trong rất nhiều hoàn cảnh khó khăn mà chính anh đã đến và ở cùng với gia đình họ. Đó là một gia đình dân tộc Ê đê gồm người mẹ và 4 đứa con nhỏ.
Chị tên H’Bim Kbuôr, thôn Bling, xã CưMgar, huyện CưMgar, tỉnh Đaklak. Gia đình chị được giao một mảnh đất cách nhà 25km để canh tác, tuy nhiên do đất đai quá cằn cỗi và khô hạn, cuốc lên toàn đá nên cây trồng không lớn được.
Một năm thu hoạch chỉ có 160.000 đồng từ bắp. Con trai chị, Y Sương năm nay 9 tuổi bị bệnh về đường tiểu nhưng không có tiền đi bệnh viện. Ngoài ra, nhà tắm và nhà vệ sinh cũng rất tạm bợ, chỉ gồm những tấm bao tải ghép lại.
Trước hoàn cảnh đó, tôi đã bàn với chị xin xã Giấy chứng nhận hộ nghèo để cháu Y Sương được điều trị miễn phí. Đối với tình trạng nhà vệ sinh, NTCM cũng giúp chị một khoản tiền để mua đủ số tôn lợp lại. Trước khi ra về, tôi cũng bàn bạc với chị mở tài khoản VCB để hàng tháng chị nhận được sự trợ giúp từ NTCM. Tạm biệt mẹ con chị, chị H’Bim đã gọi tôi bằng một tên thân mật Y Ngoan...  
Sỏi đá cũng cần có nhau
Trên trang web của nhóm từ thiện NTCM có những danh sách, địa chỉ khó khăn được tập hợp thông qua các phương tiện truyền thông hay bản thân các thành viên tự kiếm tìm trong cuộc sống xung quanh rồi đưa lên; sau đó nhóm sẽ trực tiếp xác minh thông tin.
Để đến gần hơn với những cảnh đời bất hạnh, những thành viên của NTCM đã đi, đến tận nơi tìm hiểu để thấu hiểu hơn từng hoàn cảnh, hỗ trợ trao tiền, quà đến những người khó khăn bằng cả tấm lòng. Bằng thông tin nhiều chiều, các thành viên luôn dõi theo mỗi bước họ đi cho đến khi họ có thể đứng vững trong cuộc sống.
Đến nay, NTCM đã hỗ trợ và giúp đỡ thường xuyên 35 trường hợp với mức trung bình 500.000 đồng/tháng và hàng chục trường hợp hỗ trợ đột xuất khác. Không phải là những người nhiều tiền đi làm từ thiện. Ba chàng trai trẻ là những viên chức Nhà nước rất đỗi bình thường.
Một nhà báo với hai viên chức - họ âm thầm làm và không muốn người khác biết tên. Hiện nay, số thành viên của NTCM đã lên tới hơn 200 thành viên. Họ không hề biết mặt, biết tên nhau, nhưng mỗi thành viên đều làm hết sức mình với mỗi trường hợp, mỗi số phận mà họ đồng cảm...
Mỗi người mỗi ngày hãy dành một khoảng thời gian, để dừng lại một chút, để dành cho nhau sự sẻ chia ngọt ngào. Mỗi thành viên của NTCM hiểu hơn ai hết giá trị của sự giúp đỡ dù người khác cho là nhỏ nhoi. Lòng nhân ái luôn hiện hữu mỗi nơi và trong mỗi con người.
NTCM đã đến với người nghèo với những gì có thể, dù ít dù nhiều và là cầu nối giữa những phận người khốn khó và những người có lòng hảo tâm. “Không, cháu chỉ mong sao trời đừng mưa là cháu bán được báo, đủ nuôi sống gia đình rồi” - Câu trả lời dũng cảm của cậu bé Trường bán báo thật đáng suy nghĩ.
Mỗi mảnh đời, mỗi số phận và hãy đến với họ bằng tất cả tình thương chứ không phải sự bố thí. Chẳng ai có thể làm cho trời đừng mưa, và cũng chẳng ai có thể làm cho xã hội không còn những phận nghèo; nhưng dù nắng, dù mưa, dù người nghèo vẫn luôn còn thì NTCM, chúng ta hãy góp một bàn tay đều đặn đến với họ bằng tất cả tấm lòng.    
     
Trần Quân http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=5327& amp;ChannelID=92
Có nhiều cô bác biết đến Trường qua bài báo này. Sự ủng hộ của các cô các bác thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, mua nhiều báo hơn, mua cho Trường giá cao hơn bình thưòng, không lấy tiền thừa, cho Trường báo cũ để Trường bán giấy ký... Tất cả những tình thương đó đã giúp cho Trường có thu nhập hàng ngày từ bán báo tăng lên gấp đôi. (Từ 30,000 VND / ngày lên 60,000 VND /ngày).
Trường hạnh phúc lắm, tuần sau em sẽ thu xếp về quê Ứng Hoà, Hà Tây thăm bố mẹ. Thay mặt NTCM, thaidzuy biếu em 100,000 VND tiền xe đi về. Trường không nhận vì em nói dạo này em tự lo được rồi. Thaidzuy phải nói Trường cầm về mua quà cho bố mẹ vui thì Trường mới đồng ý. Thật ngưỡng mộ vì em có lòng tự trọng rất cao.
Cập nhật thông tin để cả nhà cùng biết và cùng chia vui với Trường nhé!
Thân,
   
Tiếp…
Miền Bắc đang chuyển mùa, đêm và sáng trời trở lạnh. Sáng nay như mọi khi, mình ghé qua Trường bên sạp báo. Hỏi chuyện, Trường nói đêm qua hai chân (bị liệt) của Trường bi đau nên Trường khó ngủ, phải mất 1 tiếng sau mới ngủ được (Trường phải ngủ rất sớm để dậy sớm vào lúc 3h sáng)
Nghe vậy, \\\"lang băm\\\" này đã mua thuốc giảm đau và thuốc bổ thần kinh cho Trường. Sáng mai sẽ đem ra để Trường uống. Mình sẽ theo dõi xem Trường còn bị đau nữa không? Nếu không phải đau do thời tiết mà vì bệnh thì phải có giải pháp khác.
Còn một việc nữa muốn trao đổi với các bạn HN. Hiện nay Trường ở rất xa nơi bán báo. Mùa Đông ở miền Bắc rất lạnh, từ nhà trọ ra đường lớn lại phải qua một con dốc nhỏ. Hiện nay người bạn ở cùng Trường khoảng 3.30 sáng là thức dậy giúp Trường đẩy xe qua dốc. Tuy nhiên, Trường sợ mùa đông tới sẽ làm phiền bạn mình quá nên muốn tìm nhà trọ gần khu vực bán báo. Trường mong muốn ở khu Phúc Xá (quận Hoàn Kiếm). Thaidzuy có trao đổi với Tepty và Miniveal nhưng vẫn chưa tìm được nơi nào phù hợp. Lý do, Trường phải ở phòng tầng trệt, giá lại chỉ khoảng 500,000 VND / tháng (chia với bạn). Các bạn để ý thêm giúp Trường nhé.
Việc bán báo và thu nhập của Trường vẫn đang tốt. Mỗi ngày bán được nhiều báo hơn. Cả nah2 yên tâm nhé!
Cập nhật thông tin cho mọi người cùng biết,

Tiếp…
Vì lý do chuyển nhà nên lâu rồi thaidzuy mới gặp lại Trường vào lúc tinh mơ của Hà Nội bên Hồ Gươm (sao Hồ Gươm bắt tôi chia xa???). Thật mừng vì Trường vẫn khỏe và vui hơn là hiện nay mỗi ngày thu nhập của Trường vào khoảng 75,000 - 80,000 VND. Nhìn các bác, các cô các chú đi tập thể dục ghé mua báo và thả những tờ 5,000 VND hay 4,000 VND cho 1 tờ báo vào túi đựng tiền của Trường mà không cần thối lại thấy thật ấm áp. Cũng mừng cho Trường là được mọi người thương. Hàng tháng, em gửi về cho cha mẹ ở quê 1 triệu đồng để đỡ đần cho cha mẹ và chăm sóc chị gái em cũng bị di chứng chất độc da cam. Sự vượt qua số phận của Trường khiến nhiều người trong chúng ta phải nhìn lại mình. Em quá nghị lực!

Dáng em vẫn nhỏ trên chiếc xe được sửa chữa dành riêng cho em. Không khăn quàng ấm, không mũ len mặc dù trời rất lạnh vào lúc 3 giờ sáng khi em rời nhà nhưng em nói em không quen mang mấy thứ đó. Đôi găng tay chị Lason mua cho mùa đông năm ngoái đã mất 1 chiếc. Thaidzuy có đem cho em một đôi bít tất cho đỡ lạnh chân, hy vọng em chịu mang vào mỗi sáng sớm.

Các chị gái mua giùm em một cái khăn len quàng cổ, 1 cái mũ len và 2 đôi găng tay (chị Lason biết loại nào phù hợp với hai bàn tay co quắp của em)

Đề phòng khi Trường nóng sốt hay đau bụng đi ngoài, thaidzuy cũng đem cho em một ít thuốc hạ sốt giảm đau (paracetamol) và thuốc chữa đau bụng đi ngoài (berberin) với sự hướng dẫn chi tiết. Hy vọng em luôn khỏe và không cần dùng tới mấy thứ này.

Mừng cho em, nhưng vẫn còn đó những trăn trở mà chúng ta chưa làm được: Tìm việc phù hợp và Tìm nhà trọ thuận tiện cho em.
 
Tiếp…

Chào cả nhà,
Tối nay, Thino, Phattaitam & Penguin đã qua nhà Trường tặng em chiếc khăn len do Nhon_con đan. Trường rất vui khi biết chiếc khăn do chính tay Nhon_con đan tặng và chuyển lời cảm ơn chị Nhon_con vì món quà bất ngờ này.

Hiện nay, Trường đang sống trong một căn phòng khoảng 9m2 thuê chung với hai anh bạn nữa. Hàng ngày Trường vẫn đều đặn rời nhà vào lúc 3 rưỡi sáng, một mình vượt quãng đường trên dưới 10km lên Bờ Hồ để kịp lấy báo bán đầu giờ sáng. Ngày nắng hay ngày mưa cũng như vậy, thật quá nghị lực!

Trường tâm sự em đang có ý định vào trong SG học nghề máy tính. Việc này do một người quen của Trường đề xuất. Trường đã quen cô trong một lần đi bán báo trên phố Hàng Bông. Từ đó đến nay hai cô cháu thường liên hệ qua điện thoại hoặc email. Trường cũng có vẻ quyết tâm theo đuổi kế hoạch này. Tuy nhiên, qua trao đổi với Trường, 3 thành viên hôm nay thấy Trường còn mơ hồ, chưa hình dung được những khó khăn sẽ gặp phải. Trong khi đó sẽ là một sự thay đổi rất lớn, gần như là một bước ngoặt có thể làm thay đổi mọi chuyện. Đến nay, Trường vẫn chưa rõ người Trường gọi là \\\"cô\\\" đó làm nghề gì, ở đâu; vào SG em sẽ học ở trường nào;  hời gian học là bao lâu; chi phí học tập, sinh hoạt là bao nhiêu em đều không rõ. Chỉ nghe lời \\\"cô\\\" hứa là sẽ tạo điều kiện giúp đỡ học nghề máy tính trong đó, vậy thôi! Ba thành viên cũng ngồi phân tích cho em thấy những khó khăn: Một thân một mình vào SG không người quen, không bạn bè em sẽ rất vất vả trong thời gian đầu, chưa kể đến những lúc trái gió trở trời. Chi phí sinh hoạt, mức sống trong đó cũng cao hơn ngoài Hà Nội. Ngoài ra khoảng cách địa lý cũng xa xôi, mỗi khi Trường muốn về thăm nhà hay người nhà muốn đến thăm em đều khó khăn và tốn kém hơn so với khi em ở Hà Nội. Ở Hà Nội em còn người nhà, bạn bè quan tâm giúp đỡ mỗi khi cần thiết. Và quan trọng hơn là vấn đề đầu ra, liệu sau khi học xong em có kiếm được một công việc đem lại cho em một thu nhập cao hơn hiện nay hay không. Ba thành viên khuyên em trong thời gian tới nên tìm hiểu thêm những thông tin trên, cân nhắc thật kỹ càng rồi hẵng ra quyết định. Trường cũng đã nhất trí như vậy.
Thân.

Tiếp… ngày 04-10-2009
Tối nay sau khi soạn đồ tại nhà chị Lason, Comoi và Penguin đã đến thăm và trao quà trung thu cho Trường. Lâu ngày không gặp, thật vui vì Trường vẫn khỏe. Hiện nay em đang trọ tại nhà 46 ngõ 195 Phúc Tân. Chỗ trọ mới của Trường khá gần Bờ Hồ nên hàng ngày em dậy muộn hơn trước đây được 1 tiếng, 4h sáng dậy và 4 rưỡi sáng bắt đầu đi lấy báo, đỡ vất vả hơn trước nhiều. Hàng tháng Trường vẫn gửi về giúp gia đình được khoảng 1 triệu đồng. Chỗ ở mới không những gần mà còn sạch sẽ hơn chỗ trọ trước nhiều. Trường ở một mình tầng trệt, bên cạnh bếp của gia đình chủ nhà. Gia đình chủ và những người trọ khác ở trên gác. Tuy trọ một mình nhưng Trường được bác chủ nhà giúp giặt đồ và sinh hoạt hàng ngày. Trường nói em thích chỗ trọ mới này hơn chỗ cũ. Buổi chiều không phải đi bán báo em có thể ra Bờ Hồ chơi được. Tuy nhiên, tình hình an ninh ở khu vực này không được đảm bảo, cùng chỗ trọ của Trường lại có 1 người nghiện. Penguin đã dặn Trường phải hết sức cẩn thận trông coi đồ đạc, nhất là điện thoại và tiền bán báo hàng ngày. Ngượng nghịu 1 lúc, Trường mới nói em đã nhờ bạn mở cho 1 tài khoản và làm thẻ tại ngân hàng Vietcombank. Khi nào có tiền em lại nộp vào tài khoản chứ không giữ bên mình nữa. Wow, thật là bất ngờ! Penguin hỏi tay chân em bị như vậy thao tác trên máy ATM có khó khăn lắm không. Trường bảo em vẫn có thể rút tiền tại máy ATM chỗ Cầu Gỗ bình thường. Việc Trường tính đến việc mở tài khoản và có thể giao dịch trên máy ATM quả thật Penguin cũng chưa bao giờ nghĩ đến. Vậy là từ nay Trường đã có chỗ cất tiền an toàn, không phải mang theo bên mình như trước nữa. Rất tiếc hôm nay Penguin không mang máy ảnh nên không chụp lại nơi ở mới của Trường, điện thoại lại không đủ sáng. Mong cả nhà thông cảm! Bác nào muốn thăm hỏi, động viên Trường có thể liên lạc theo số điện thoại cũ trước đây.
Thân mến.

NTCM trao quà tết Canh Dần (2010) cho Trường:
 

Bài viết trên diễn đàn NTCM cũ: http://ntcmvietnam.com/vsbaiviet.asp?TID=6107&PN=2&TPN=1

.
 
The following users thanked this post: ThaiDzuy, maitramtg, naydjrueng