Tác giả Chủ đề: Những người con có hiếu  (Đã xem 1692 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Marspro306

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 8
  • Thích 0
Trả lời #3 vào: 27-03-2011 23:16:15
Ngũ tạng thì chắc phải có rồi. không có làm sao sống.
Họ chỉ không đủ tài sản để mua \\\"lương tâm\\\" và \\\"chữ hiếu\\\" thôi.

 


Ngủ rồi tranphuquoc

  • Rất Tích Cực
  • ***
  • Bài viết: 234
  • Thích 0
Trả lời #2 vào: 28-12-2010 08:55:09
Hix. hix
Đáng thương cho họ thật, Buồn... không biết những người con kia có
 \\\" Ngũ Tạng \\\" hay không sao mà tàn nhẫn với người sinh dưỡng mình thế.

 


Ngủ rồi Marspro306

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 8
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 20-12-2010 23:55:09
Bác sĩ Trần Thị Hải, phó giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 (Hà Nội), cho biết trung tâm chỉ tiếp nhận những người già không có thân nhân. Do vậy tất cả những người già vào đây trong hồ sơ đều ghi không có con cái hoặc con cái đều đã chết, thất lạc... Nhưng sự thật lại là một thực tế đau lòng.
“Mẹ không bao giờ trách con”

Nhiều người Hà Nội vẫn chưa quên hình ảnh đau lòng khi một cụ bà ở Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 xuất hiện trên truyền hình khóc nghẹn ngào kể về sự nhẫn tâm của con gái ruột của mình đã đoạt chiếm bán đứt căn nhà của cụ, rồi đuổi cụ ra khỏi nhà. Không nơi nương tựa, cụ phải vào trung tâm bảo trợ xã hội sống nốt đoạn đời ngắn ngủi còn lại. Bác sĩ Hải nói đó có lẽ là trường hợp duy nhất ở trung tâm có một người mẹ công khai thừa nhận việc bị con đối xử tệ bạc. Còn hầu như tất cả các cụ bao giờ cũng lặng thinh hoặc ngoảnh mặt đi khi có người hỏi thăm về chuyện con cái của mình.

Ngay cả cụ T. sau khi bức xúc phát biểu trên truyền hình về sự tàn nhẫn của con, khi có ai đến hỏi thăm về chuyện cũ, cụ đều lắc đầu bảo thôi đừng nhắc nữa. Chỉ có một lần, cụ T. thổ lộ với bác sĩ Hải rằng: “Tôi ân hận lắm cô ạ. Dẫu nó có đối xử với tôi tệ bạc như thế nào chăng nữa thì nó cũng là con của mình rứt ruột đẻ đau. Ông bà mình bảo hùm dữ còn không nỡ ăn thịt con mà, nước mắt chảy xuôi cô ạ. Mình nói ra như vậy tôi sợ nó không còn mặt mũi nào nhìn mọi người xung quanh nữa, tôi ân hận lắm”. Và cụ T. đã không bao giờ nhắc lại câu chuyện đau lòng này cho đến khi xuôi tay nhắm mắt. Lúc sắp qua đời, cụ T. còn nắm chặt trong tay tấm ảnh đen trắng nhạt nhòa chụp hình cụ và cô con gái khi còn bé. Lời nói cuối cùng của cụ T. với các nhân viên là lời nhắn yêu thương dành cho đứa con bội bạc: “Mẹ thương con lắm, mẹ không trách gì con đâu”.

On nghia sinh thanh Ky 2 Nuoc mat chay xuoi
Ở trung tâm, họ tìm đến với nhau để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn - Ảnh: Phi Long
Ngồi ở một góc trong căn phòng tập thể, đôi mắt cụ bà T.T.Y. nhìn đăm đắm về một cõi xa xăm. Mấy năm nay, cụ vẫn tích cóp từng đồng lương hưu ít ỏi của mình và những món quà gom góp được của các nhà hảo tâm để gửi cho cậu con trai nghiện ngập ma túy. “Tội nghiệp nó ở ngoài đó không có ai chăm sóc, lo lắng. Tôi ở trong này xem như cũng ổn rồi, nhưng cứ nghĩ đến nó là lại không yên lòng”, cụ nói. Thỉnh thoảng có đoàn khách hảo tâm đến cho ít kẹo, mọi người lại thấy cụ không dám ăn mà lặng lẽ đi về phía góc giường, dấm dúi nhét ít kẹo vào bọc nilông dưới gối để dành cho con mình. Hằng tháng, anh con trai nghiện ngập lại tìm đến trung tâm. Sau khi nhận ít tiền, ít quà của cụ lại lặng lẽ ra đi, chẳng buồn hỏi thăm mẹ một lời.

Khi tiếp nhận cụ Y. vào trại, hồ sơ ghi gia cảnh cụ chỉ có vài dòng: “Con trai đang cai nghiện ma túy”. Nhưng nhiều người từng biết cụ Y. cho hay cụ còn có một người con gái nữa nhưng chưa từng thấy xuất hiện ở đây. Hỏi cụ Y. thì bao giờ cụ cũng ậm ờ qua chuyện, bảo rằng có một đứa con gái thật, nhưng “thôi, đừng nhắc làm gì. Nó không nuôi nổi mình cũng có nỗi khổ của nó. Trách nó làm gì”. Những người hàng xóm cũ của cụ Y. kể: chồng mất sớm, cụ Y. tần tảo buôn bán ở cửa hàng nhà nước để nuôi hai con. Lớn lên cả hai con chẳng làm lụng gì, chỉ biết đợi đến tháng lương của mẹ để xin tiền tiêu xài. Đến khi cụ về hưu thì cả hai con đồng lòng bán căn nhà và đưa mẹ vào trung tâm bảo trợ xã hội.

Cả trung tâm ai cũng thương cụ Y.. Cứ mỗi khi lễ, tết có được một bữa ăn ngon, cụ Y. lại không ăn mà ngồi thẫn thờ nhớ con: “Ngày trước có thứ gì ngon tôi cũng nhường cho mấy đứa con cả, không biết bây giờ chúng còn được ăn ngon không”. Những người bạn già của cụ Y. cùng buông đũa và ai cũng trào nước mắt.

On nghia sinh thanh Ky 2 Nuoc mat chay xuoi
Cô đơn tuổi xế chiều - Ảnh: Phi Long
“Phương án” của những đứa con

Một nhân viên lâu năm của Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 nói rằng anh cảm thấy buồn và ray rứt nhất khi dự đám tang của các cụ. Thường thì đám tang chỉ có nhân viên của trung tâm và những người bạn già tiễn đưa, ít thấy con cái vào đưa tang. Thế nhưng cũng có những đám tang đông người đến bất ngờ. Ôtô lớn, nhỏ ùn ùn dừng trước cổng trung tâm còn nhộn nhịp hơn cả đám tang ở dưới phố.

Những cụ vào đây thui thủi một mình cả chục năm không có một người thân nào đến thăm, vậy mà khi qua đời không hiểu từ đâu đàn con cháu cả chục người, gái trai, dâu rể cùng đến khóc lóc thảm thiết. Nhưng sau khi làm xong những “thủ tục” thì ra xe phóng đi thẳng. “Nhiều cụ khi mất tôi mới biết các cụ còn có con cái, cháu chắt bên ngoài, thậm chí nhiều người rất giàu có”, bác sĩ Hải tâm sự.

Cụ bà B. sống ở trung tâm rất lâu, hồ sơ cụ không cho biết còn con cái ngoài đời. Vậy mà khi cụ qua đời, cùng lúc cả bốn con trai con gái đi xe hơi riêng đến chịu tang và khóc than mẹ. Người nào cũng tỏ ra hối hận vì không được nhìn mẹ giây phút cuối, họ giành nhau xin phép trung tâm đưa mẹ về chôn cất. Nhưng sau khi xong phần an táng, cả đàn con đều quay trở lại trung tâm và hỏi rằng mẹ mình có để lại di chúc gì không. Khi biết bà cụ đột ngột nhắm mắt không trăng trối điều gì, cả đám con gây gổ với nhau rồi bỏ đi không một lời từ giã.

Nhiều nhân viên trung tâm cứ nhớ hoài câu chuyện trước đây từng có hai người đàn ông trung niên thuê xe ôm đưa một ông lão đau yếu đến trung tâm. Họ bảo rằng mình là người trong thôn thấy “ông già này không còn người thân, không ai chăm sóc” nên mủi lòng đưa ông đến trung tâm nhờ giúp đỡ. Mãi cho đến khi ông lão qua đời, hai người đàn ông kia mới xuất hiện trở lại thắp một nén nhang rồi bỏ đi. Một người họ hàng xa với ông cụ đến dự đám tang cho biết đó là hai người con trai ruột của cụ. Vì đùn đẩy trách nhiệm nuôi bố nên cuối cùng họ thống nhất “phương án” đưa bố vào trại dưỡng lão.

Mới đây, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 tổ chức đám tang cho cụ bà N.T.A., 89 tuổi. Gần chục năm sống trong trung tâm, cụ A. đều cho biết mình góa bụa, không có con cái. Ngày chuẩn bị chôn cất cụ, có đôi nam nữ trông rất giàu có, sang trọng đến xin đưa tang. Mọi người hỏi thăm thì họ không nói gì, đến khi quan tài hạ huyệt chợt người đàn ông bật khóc: “Mẹ ơi, hai anh em con có tội lớn với mẹ lắm. Chúng con đã không lo lắng, nuôi dưỡng mẹ những ngày cuối đời. Chỉ vì nghe lời chồng, lời vợ mà đuổi mẹ ra đường. Chúng con là những đứa con bất hiếu”.

Những giọt nước mắt đã quá muộn màng.