Tác giả Chủ đề: CHỮ \\\"RÃ\\\" VẪN LÀ CHỮ \\\"RÃ\\\", KHÔNG LÀ CHỮ \\\"RẠ\\\"  (Đã xem 7949 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

nguyenbaont

  • bạn
Gửi bác Opla.
Cảm ơn vì bác đã quan tâm, nhưng như tôi đã chia sẻ với Dautruong100cz@yahoo, tôi là chủ nhân của \\\"cái vụ\\\" này, nhưng công việc đã thuận lợi và trôi chảy. E Sinh đã được đến trường đúng hẹn (hôm qua, 10/9) nên không đăng bài nữa mà post lên theo yêu cầu Dautruong100cz@yahoo mà thôi, mặc dù tôi có cả một hệ thống ảnh và clip về cái nghèo này. Bởi vậy không cần tách nữa. Tôi sẽ có một bài viết: \\\"Em Sinh đã được đến trường\\\" sau ngày 19/9 - lễ trao tặng học bổng tài trợ tại DH Tây Bắc với nội dung vừa nêu hoàn cảnh, vừa thông báo tấm lòng hảo tâm...
Chào bác và chúc sức khỏe!
baonoitru

 


Ngủ rồi opla

Chào các bác,

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm kích qua phân tích, bình luận, thảo luận của bác nguyenbaont và banron trong chủ đề này. Các bác viết quá hay và hiểu biết sâu rộng.
Tôi cũng đồng tình với bác dautruong100 khi đề nghị các thành viên tiếp tục viết các đề tài văn học, cao dao, tục ngữ...
Xin bấm vào nút \\\"cám ơn\\\" cho 3 thành viên luôn.

Nhưng để chủ đề \\\"Chữ \\\" rã\\\" vẫn là chữ \\\" rã\\\", ...\\\" không bị \\\"rã\\\", tôi sẽ tách bài\\\" Cái nghèo của một học sinh dân tộc HMông\\\" thành một bài riêng và đặt nó vào mục \\\" Tâm sự - Chia sẻ\\\". Mong các bác lưu ý giúp.

Một lần nữa rất cám ơn các bác đã góp cho mục \\\" Văn học- Thơ ca\\\" bài viết hay và mong tiếp tục được đón nhận.

Opla.

 


Ngủ rồi dautruong100cz

Chào bác Banron,bác Nguyenbaont,và cả nhà!Rất mong các bác có nhiều bài viết hay, phân tích ,bình luận sắc xảo ,và cả tranh luận nữa về văn học nghệ thuật để cho em được nâng cao hiểu biết và đỡ \\\"toát mồ hôi\\\" hơn khi muốn cảm thụ một câu thơ,văn,câu ca dao,tục ngữ... :P .Nhân đây DT100 cũng xin kể thêm một câu chuyện về một cậu học trò nghèo người dân tộc.Cậu học trò đó cầm giấy báo đỗ đại học đến khoe và chào từ biệt thầy để đi ...về nhà vì em ấy không có đủ tiền để trang trải cho chặng đường học đại học.Ngừơi thấy thương học trò đã bầy tỏ  nổi niềm trong một comment.Có rất nhiều đọc giả biết đến hoàn cảnh của em học sinh, điều đáng mừng  là em đó đã được một số MTQ nhận chu cấp toàn bộ chi phí trong suốt quá trình học đại học.DT100 cũng vô tình đọc được comment ,có gửi thư hỏi thăm và giới thiệu với người thầy giáo địa chỉ của diễn đàn NTCM.Và thành viên mới Nguyenbaont của dd NTCM chính là người thầy giáo đó ạ.Qua đây DT100 thấy rằng Lòng nhân ái có ở tất cả mọi người đã và đang lan tỏa rất xa phải không ạ?!Nếu có điều kiện bác Nguyenbaont có thể kể rõ hơn câu chuyện về cậu học sinh của bác,về sự nghiệp gieo con chữ,về cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao,ở tận nơi \\\"Mây trắng bay trong thau nước gội đầu\\\" để cho em và mọi người hiểu rõ hơn ko ạ.Cảm ơn và chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ!

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #5 vào: 10-09-2010 21:29:04
nguyenbaont đã viết:
Trích dẫn
...
Chưa biết bác là ai/điều kiện/hoàn cảnh như thế nào nên có gì đó chưa ổn xin cứ lên tiếng trao đổi thẳng thắn với tinh thần nhân ái. Tôi hoàn toàn tiếp thu/cảm tạ.
Kính chúc bác một kì cuối tuần hạnh phúc.
nguyenbaont


Hoàn toàn đồng ý và sẽ làm như lời bác đề nghị.
Cám ơn nhiều.
Banron

 


nguyenbaont

  • bạn
Vài dòng gửi thêm bác Banron.
Tôi đăng kí diễn đàn không phải mục đích \\\"chảnh chọe nhau\\\" mà vì tôi có gặp một trường hợp vì điều kiện em đó quá khó khăn mà không đủ tiền để đến trường nhập học đại học. Tôi đã có vài dòng trên Dân Trí (nik là baonoitru@gmai.com),(bài viết về món quà \\\"khủng\\\" mà ông tổng Tuần Châu muốn tặng GS Bảo Châu, để tỏ thái độ phản ứng trước việc này. May đã có \\\"dautruong100cz\\\" giới thiệu cho tôi diễn đàn nên tôi đăng kí, định là sẽ viết bài mong nhận được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm giúp đỡ. (Thông báo luôn một tin vui là cậu học trò ấy đã nhận được sự cưu mang trọn gói 4 năm toàn bộ sinh hoạt của một nhóm những nhà hảo tâm)nên tôi không gửi bài nữa. Bởi vậy nên tôi xem luôn những mục yêu thích, cũng như tìm các sự trợ giúp cho các trường hợp khác. Vô tình đọc bài viết (đã bàn), \\\"ngứa nghề\\\" mà chắp thêm đôi dòng.
Chưa biết bác là ai/điều kiện/hoàn cảnh như thế nào nên có gì đó chưa ổn xin cứ lên tiếng trao đổi thẳng thắn với tinh thần nhân ái. Tôi hoàn toàn tiếp thu/cảm tạ.
Kính chúc bác một kì cuối tuần hạnh phúc.
nguyenbaont

 


nguyenbaont

  • bạn
Vâng, tôi đã hiểu ý của baron.
Cái mà tôi và bác chưa gặp nhau là chỗ chép theo phát âm địa phương hay theo phát âm toàn dân mà thôi. Còn về ý nghĩa và nội dung/nghệ thuật của câu ca hoàn toàn trùng lặp.
Chúc Banron vẫn cứ yêu một câu ca mà tôi ấn tượng (yêu) suốt mấy chục năm nay từ khi tôi may mắn mà tình cờ được đọc.
Chúc sức khỏe bác.
Mong được hội kiến nhiều hơn.

 


Ngủ rồi banron

Chào bác nguyenbaont thân mến,

Đọc bài của bác tôi hiểu là bác có chính kiến rõ ràng cũng như khả năng trình bày chính xác điều mình muốn nói.

Bác cũng hiểu rõ phần trình bày của tôi trừ chi tiết chữ rạ trong câu thơ ấy. Có lẽ do lỗi trình bày của tôi hơn là lỗi nhận định của bác. Cụ thể như sau:

Theo tôi nên viết: \\\"Rồi mùa toóc rạ rơm khô\\\". Khi giảng cho học trò thì chú thích rằng rạ có nghĩa là rã mà người miền quê các vùng từ Nghệ An đến Huế thường dùng. Chữ rạ này không phải là rạ trong rơm rạ, mà có nghĩa là rã đấy.

Bác có thể nói: vậy tại sao không viết là rã luôn? Người Nghệ An, Quảng Trị, Huế đều có thể hiểu chữ rã này mà? Rồi họ đọc thành rạ thì cũng bình thường. Chẳng hạn câu ca dao \\\"Đi mô cho thiếp đi cùng, đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo\\\", họ đọc thành: \\\"đi mô cho thiệp đi cùng, đói no thiệp chịu, lạnh lùng thiệp theo\\\" thì có sao đâu? Không lẽ Banron cũng đề nghị viết chữ thiếp thành chữ thiệp?

Thế nhưng chỗ khác biệt ở đây là ngày xưa người ngoài đó đã dùng chữ rạ với nghĩa là rã rồi, tới mức trong từ vựng của họ nhiều khi nói rã họ còn không hiểu, họ chỉ biết chữ rạ thôi (nhắc lại bối cảnh là ở nhà quê và vài trăm năm trước). Câu ca dao này xuất phát như thế. Tôi nghĩ là bác muốn giữ chữ toóc nhưng không còn muốn giữ chữ rạ (rã), chứ không nghĩ là bác lại tưởng tôi dùng chữ rạ trong rạ rơm để đặt nằm bên cạnh chữ toóc.

Bây giờ, số người viết là \\\"toóc rã\\\" đã nhiều hơn người viết \\\"toóc rạ\\\", nhưng ít hơn số người viết \\\"tóp rạ\\\". Nếu bác và tôi không chặn được xu hướng \\\"tóp rạ\\\" này thì câu ca dao vẫn sẽ chết trên đường văn học. Nó chỉ có thể nở hoa vài lần khi tôi và bác còn sức ngâm \\\"toóc rạ hay toóc rã\\\" mà thôi.

Trân trọng chúc bác mạnh khỏe để viết nhiều bài cho mọi người thưởng thức.

Thân.

 


nguyenbaont

  • bạn
Chào bác Banron
Tôi rất đồng tình với bác vê cách giải thích chữ \\\"toóc\\\" nhưng giải thích về chữ \\\"rã\\\" thì không.
Bác đã cho rằng: \\\"Chữ  rạ  ở trên là do chữ rã nói nặng mà ra\\\" và \\\"Khỗ một nỗi, chữ  rạ hiện đại  lại đồng nghĩa với toóc, lại được nhiều người biết hơn. Từ điển cũng giải thích rạ là phần còn lại của cây lúa sau khi gặt xong. Thế là câu ca dao đó bây giờ đã bị viết thành: Rồi mùa  tóp rạ rơm khô , bạn về quê bạn biết mô mà tìm\\\" rồi cho rằng tôi vì: \\\"sợ mọi người không hiểu nên phải viết là rã chăng?\\\", tôi nghĩ không phải như vậy!
Tôi chép \\\"rồi mùa toóc rã rơm khô\\\" vì hiểu rằng đến khi \\\"toóc đã rã (khô, mục, ải), rơm đã khô\\\", tức sau mùa gặt thuê thì đôi bạn chia tay nhau mỗi người một phương (như bác Banron đã nói) nên khó gặp lại nhau.
Nghĩa này gần nghĩa với câu \\\"gió đưa cây cải về trời\\\"
    Nếu theo cách hiểu của bác Baron thì phải là \\\"rồi mùa toóc rạ rơm khô\\\", chẳng hóa một câu có tới 2 chữ gần nhau, đều chung một nghĩa - phần gốc cây lúa? vậy cần hiểu thế nào cho đúng, cho hay? Chữ RÃ  vẫn là chữ RÃ hay là chũ RẠ? Nếu chép là RẠ thì ngay lập tức và đủ điều kiện để mọi người hiểu đó là phần gốc cây lúa, vì cứ từ điển mà tra.
        Như vậy, không phải tôi \\\"sợ mọi người không hiểu nên phải viết là rã \\\", mà là tôi nghĩ mọi người đều hiểu nên chép đúng chính tả/cách phát âm của quê hương câu ca. Mà vì như thế nên góp phần giúp cho câu ca không bị \\\" khô héo và chết trên con đường văn học\\\", giúp Banron vẫn cứ \\\"thích câu ca dao này lắm\\\", không còn cảm giác \\\"đôi khi cảm thấy không vui khi chứng kiến ngày càng nhiều câu ca dao bị biến đổi theo chiều hướng kém hay đi. Câu thơ với những từ địa phương bị nặn sửa lại cho hợp với từ mới. Câu ca dao trên cũng kém may mắn như vậy.\\\"
      Quê tôi không ở miền trung, mà ở tận nơi \\\"Mây trắng bay trong thau nước gội đầu\\\" (Trần Mạnh Hảo) nhưng rất may là tôi có biết nguyên tắc nghiên cứu văn hóa dân gian là cần gắn với phong tục - tập quán nơi sinh ra hiện tượng văn hóa ấy.

Vài dòng gửi bác Baoron.
Chúc một kì cuối tuần vui vẻ